Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

George Soros và triết lí đầu tư đẳng cấp

Bạn có biết Geogre Soros là một nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới, ông có thể kiếm được 1 tỉ USD chỉ trong vòng 1 tuần? Cứ mỗi khi George Soros "động đậy" là cả thị trường tài chính phải chú ý cao độ. Ai cũng hiểu nếu Soros "hắt hơi" ở đâu thì thị trường tài chính nơi đó sẽ có những chuyển biến vô cùng lớn. Bài viết này giới thiệu về triết lí đầu tư dẫn đến sự thành công vượt bậc của ông
Bạn có biết rằng phi vụ đầu tư $1,000 của George Soros vào năm 1969, có thể trị giá hơn 4 triệu đô la vào thời điểm hiện tại? Nhà quản lí quỹ đầu tư này tạo ra khoản lợi nhuận hằng năm đáng kể, sau khi trừ tất cả các chi phí điều hành. Quỹ “Quantum Fund” của ông được các nhà đầu tư đánh giá cao. Mặc dù sự thù địch gây ra bởi chiến thuật kinh doanh và những tranh cãi xung quanh triết lí đầu tư của ông, George Soros dành nhiều năm làm giảng viên của những nhà đầu tư ưu tú trên toàn thế giới. Năm 1981, tạp chí Institutional Investor gọi ông là “nhà quản lí tiền tệ vĩ đại nhất thế giới”.
Phochungkhoan
Geogre Soros
Nguồn: Internet
Triết lí của Soros
Geogre Soros là một nhà đầu cơ ngắn hạn. Ông đánh cược vào những phi vụ đầu tư lớn, rủi ro cao trên thị trường tài chính. Quỹ đầu tư nổi tiếng của ông được biết đến rộng rãi với chiến lược vĩ mô toàn cầu, một triết lí dựa trên canh bạc lớn vào sự biến đổi của tỉ giá ngoại tệ, giá cả hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ phái sinh và các tài sản khác dựa trên những phân tích về kinh tế vĩ mô.
Một cách đơn giản, Soros đặt cược rằng giá trị của những cuộc đầu tư sẽ hoặc là tăng hoặc giảm. Đó là cách kinh doanh “phản ứng theo bản năng”, dựa trên nghiên cứu và thực hiện theo bản năng của ông. Soros xem xét mục tiêu của bản thân, cho phép sự chuyển động của các loại thị trường tài chính khác nhau, và nhiều người đã học theo cách kinh doanh của ông ấy. Ông đề cập triết lí đằng sau chiến lược kinh doanh của mình như là một phản xạ. Lí thuyết của ông loại bỏ những tư tưởng truyền thống về một thị trường hoàn hảo, nơi mà mọi thông tin đều được các nhà đầu tư biết và do đó ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Thay vào đó, Soros tin rằng chính những người tham gia thị trường trực tiếp tác động đến những nguyên tắc cơ bản của thị trường, và những hành động vô lí của họ dẫn đến bùng nổ hoặc đổ vỡ những cơ hội đầu tư.
Trên thực tế, giá nhà đất là một ví dụ điển hình. Khi mà việc vay nợ trở nên dễ dàng thì sẽ có nhiều người vay tiền hơn. Khi có tiền trong tay, họ sẽ mua nhà, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về nhà đất, và tất nhiên cầu tăng dẫn đến sự tăng giá nhà. Giá cao thúc đẩy những người cho vay cho vay nhiều hơn. Do đó, hành động của những người cho vay và người mua ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa.
Một khoản đầu tư dựa trên ý tưởng rằng thị trường nhà đất sẽ sụp đổ, phản ánh cuộc đánh cược Soros kinh điển. việc bán khống cổ phiếu của những nhà thầu xây dựng nhà sang trọng hoặc mua hết cổ phiếu của những người cho thuê nhà ở sẽ là 2 khoản đầu tư tiềm năng tìm kiếm lợi nhuận khi mà sự bùng nổ bất động sản bị sụp đổ.
Những thương vụ lớn
George Soros sẽ luôn được nhớ đến như “người đàn ông phá sập ngân hàng Anh quốc”. Là một nhà đầu cơ tiền tệ nổi tiếng, nỗ lực của Soros không giới hạn ở một khu vực địa lí cụ thể, thay vào đó ông tìm kiếm cơ hội đầu tư ở khắp nơi trên thế giới. Vào tháng 9 năm 1992, ông vay mượn hàng tỉ đô la giá trị đồng bảng Anh và đổi sang tiền của Đức.
Khi đồng bảng Anh rớt giá thảm hại, Soros hoàn trả toàn bộ tiền vay cho chủ nợ dựa trên các trị giá mới, thấp hơn giá trị của đồng bảng Anh, bỏ túi hơn 1 tỉ đô la nhờ vào sự chênh lệch giữa giá trị của đồng bảng Anh và giá trị của ngoại tệ chỉ trong 1 ngày giao dịch.
Ông cũng thực hiện tương tự với các loại ngoại tệ của các nước châu Á trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997, tham gia vào cuộc đầu cơ điên cuồng dẫn đến sự sụp đổ của đồng baht (đơn vị tiền tệ của Thái Lan). Việc giao dịch khá là hiệu quả bởi vì các loại ngoại tệ mà các nhà đầu cơ đặt cược thì được ghìm giữ bởi các lại ngoại tệ khác, nghĩa là những thỏa thuận đặt ra để “chống đỡ” giá ngoại tệ để đảm bảo rằng họ giao dịch trong một tỉ lệ cụ thể so với đồng tiền mà họ ghìm giữ.
Khi các nhà đầu cơ đặt cược, các tổ chức phát hành ngoại tệ buộc phải cố gắng duy trì tỉ lệ nắm giữ bằng việc mua vào ngoại tệ trên thị trường tự do. Khi mà chính phủ hết tiền và buộc phải từ bỏ nỗ lực, giá trị tiền tệ giảm mạnh.
Nhiều chính phủ các quốc gia sống trong sự sợ hãi khi Soros quan tâm đến tiền tệ của đất nước họ. Một khi ông thực hiện, những nhà đầu cơ khác cũng tham gia vào cuộc một cách quyết liệt. Khối lượng lớn tiền mà các nhà đầu cơ có thể vay làm cho chính phủ không thể chịu được cuộc tấn công này.
Mặc dù thành công vượt bậc của mình, không phải tất cả canh bạc của ông đều theo kế hoạch. Năm 1987, ông dự đoán rằng thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng. Quỹ cuả ông đã lỗ gần 300 triệu đô la trong quá trình sụp đổ của thị trường, mặc dù nó vẫn cung cấp con số lợi nhuận 2 chữ số trong năm đó.
Ông cũng đặt cược vào vụ đầu tư 2 tỉ đô la trong cuộc khủng hoảng nợ của Nga năm 1998 và lỗ gần 700 triệu đô la một năm sau đó trong bong bóng công nghệ khi ông đánh cược rằng thị trường trên đà giảm. Sau khi bị lỗ nặng, Soros mua vào nhiều hơn và kì vọng vào xu hướng tăng của thị trường. Tuy nhiên, ông lỗ gần 3 tỉ đô la vì cuối cùng thị trường sụp đổ.
Kết luận
Kinh doanh theo cách của Soros không dành cho những kẻ yếu tim hoặc ít tiền. Nhược điểm của đặt cược nhiều và thắng lớn là đặt cược nhiều và lỗ cũng nhiều. Nếu bạn không chịu chấp nhận lỗ, bạn không thể kinh doanh giống như Soros. Trong khi nhiều nhà kinh doanh quỹ đầu tư vĩ mô toàn cầu khá là im lặng, tránh sự chú ý khi họ có được vận may, Soros có lập trường trên một loạt các vấn đề về kinh tế và chính trị.
Lập trường công khai và những thành công ngoạn mục giúp Soros trở nên vĩ đại và đáng tôn kính trong giới đầu tư quốc tế. Trong suốt hơn 3 thập kỉ, ông đã có những bước đi đúng gần như mọi lúc, tạo ra vô số người hâm mộ trong giới nhà đầu tư, kinh doanh và vô số những kẻ gièm pha đã thất bại trong hoạt động đầu cơ của họ.
MAI TRỌNG HẬU

0 nhận xét:

Đăng nhận xét