Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014
Kiểm soát vốn tại Síp (Cyprus) - châu Âu đang chơi với lửa
20:52
Hoàng Phong Nhã
No comments
Bức tranh về một nền kinh tế không có đủ khả năng
thanh toán séc, không thể chuyển tiền tự động hoặc rút hơn 385 USD trong
một ngày từ ngân hàng, bạn sẽ bị khám xét bởi những cảnh sát tại sân
bay để chắc chắn rằng không mang quá 3800 USD ra khỏi đất nước đang dần
hiện rõ ra tại đảo Síp. Đây là những điều mà Liên minh châu Âu đề nghị
áp dụng để đổi lấy gói cứu trợ tài chính.
Bức
tranh về một nền kinh tế không có đủ khả năng thanh toán séc, không thể
chuyển tiền tự động hoặc rút hơn 385 USD trong một ngày từ ngân hàng,
bạn sẽ bị khám xét bởi những cảnh sát tại sân bay để chắc chắn rằng
không mang quá 3800 USD ra khỏi đất nước đang dần hiện rõ ra tại đảo
Síp. Đây là những điều mà Liên minh châu Âu đề nghị áp dụng để đổi lấy
gói cứu trợ tài chính.
Đó
là những nhục nhã mà người dân đảo Síp phải trải qua sau gói cứu trợ
quốc gia trị giá 13 tỷ USD. Lần đầu tiên trong lịch sử của khu vực đồng
tiền chung, một quốc gia thành viên buộc phải thực hiện việc kiểm soát
vốn, ngay cả với những giao dịch trong khối. Nếu điều này xảy ra ở Mỹ,
nó cũng giống như khi bang California cấm người dân không được chuyển
các khoản tiết kiệm của họ sang ngân hàng bang Oregon.
Tuy
nhiên, thật đáng e ngại khi kinh nghiệm cho thấy rằng việc kiểm soát
vốn sẽ dễ dàng áp đặt nhưng khó có thể thi hành và gần như không thể đạt
được đồng thuận. Iceland với hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng
tương tự như Síp, đã chấp nhận kiểm soát khẩn cấp vào năm 2008. Năm năm
sau đó, mọi chuyện vẫn không có gì thay đổi.
Lúc
đầu, các quan chức Síp cam kết việc kiểm soát nguồn vốn sẽ kéo dài
khoảng một tuần, nhưng sau đó nhanh chóng xem xét lại thành một tháng.
Ngay khi Síp nâng thời hạn kiểm soát vốn, dòng tiền sẽ chảy vào những
khoản đầu tư mang lại sự an toàn cao nhất. Ngay cả với các khoản tiền
gửi bảo đảm được bảo lãnh bởi Liên minh Châu Âu trong đó đòi hỏi tất cả
các chủ nợ khác chịu lỗ, sẽ chắc chắn biến mất vào những khoản đầu tư an
toàn hơn ngay lập tức.
Đồng euro của Síp
Bằng
việc áp đặt kiểm soát vốn, Síp đã tự tách mình ra khỏi khu vực đồng
tiền chung châu Âu. Tiền gửi bằng đồng euro tại một ngân hàng tại Síp
không còn có giá trị giống như gửi tại ngân hàng ở Pháp hay Đức. Không
dễ để có thể rút tiền mặt, thanh toán hay chuyển đổi từ những tài khoản
tiền gửi này, vì thế nó trở nên kém lợi thế hơn. Hậu quả sẽ rất khó
lường khi mới đây một số nhà kinh tế đưa ra cảnh bảo rằng GDP của Síp
cũng sẽ sụt giảm giống như Hy Lạp trước đó. Ngay khi việc kiểm soát vốn
có hiệu lực, sẽ chẳng ai mua lại nợ của Chính phủ hoặc các tập đoàn, hay
đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế Síp.
Đã
quá trễ để đề nghị Síp phải thận trọng hơn. Nhưng vẫn còn kịp để cảnh
báo các quốc gia khác tránh những hành động gây ra sự sụp đổ này. Bài
học lớn nhất là phải minh bạch, rõ ràng trong mọi hoạt động: Đừng để
ngân hàng trở nên quá lớn để giải cứu.
(Nguồn: Internet)
Cả
Iceland và Sip phải oằn mình chịu đựng sức nặng khi lãnh vực ngân hàng
bị thổi phống. Hệ thống ngân hàng Iceland lớn gấp 10 lần, Síp là 8 lần
so với quy mô của nền kinh tế. Nguyên nhân là do lượng tiền gửi đến từ
những nhà đầu tư giàu có tại Nga gửi vào để tránh thuế. Nhưng ít ra
Iceland còn có đồng tiền riêng, do đó có thể phá giá đồng tiền nhằm giảm
nhẹ giảm nhẹ sự thiệt hại đến nền kinh tế. Còn Síp thì không.
Bài
học tiếp theo là: Hãy thận trọng với nạn tiền nóng, tức là việc thường
xuyên luân chuyển vốn để kiếm lời. Hàng nghìn tỷ USD được luân chuyển
khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm lợi nhuận vì cũng với khoản tiền này
nếu gửi nó tại những ngân hàng kiểm soát tốt và có khả năng sinh lời
cao, các nhà đầu tư sẽ không có được những khoản lãi lớn như thế. Cứ mỗi
lần có một dòng tiền nóng chảy vào hệ thống ngân hàng của một quốc gia,
nó phải được mang đi đầu tư để chi trả lãi rất cao cho khách hàng.
Các
ngân hàng tại Síp đã dùng hết 20 tỷ USD từ các nhà đầu tư Nga để mua
trái phiếu Hy Lạp. Khi những trái phiếu này mất giá vì được viết ra nhằm
tái cơ cấu nợ Hy Lạp năm 2011, ba ngân hàng lớn nhất công khai công bố
các ngân hàng Síp đã mất 6,6 tỷ euro, và vì thế các ngân hàng đã tự xác
định số phận của mình.
Luxembourg
và Malta là hai quốc gia trong khu vực đồng euro với hệ thống ngân hàng
có ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế quốc gia, nên được chú ý. Tài sản
tài chính của Luxembourg lớn hơn gấp 22 lần so với sản lượng hàng hóa
hàng năm của nền kinh tế. Tài sản ngân hàng ở Malta, quốc gia được hy
vọng sẽ thay thế Síp trở thành nơi tiền ra nước ngoài mới nhất của châu
Âu, lớn hơn gấp 8 lần so với quy mô nền kinh tế.
(Nguồn: Internet)
Nỗ lực giải quyết
Khu
vực đồng Euro cũng cần nắm quyền đóng cửa các ngân hàng – một sức mạnh
tương tự như tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Liên bang Hoa Kì (FDIC) sở hữu.
FDIC rất chuyên nghiệp trong việc chọn ra các ngân hàng có vấn đề, bắt
chúng đóng cửa hoặc sát nhập vào các ngân hàng lành mạnh, và sau đó cho
phép các ngân hàng này mở cửa lại một cách suôn sẻ đến nỗi những khách
hàng gửi tiền không hề hay biết.
Kế
hoạch của Liên minh châu Âu về việc thành lập liên minh ngân hàng bước
đầu cho thấy sự cần thiết của một cơ chế giải quyết vấn đề thống nhất,
nhưng chính phủ các nước dường như đi ngược lại ý tưởng này với lý do
“quá mệt mỏi để cứu trợ”. Nếu không muốn gặp lại một Síp thứ hai, họ nên
suy nghĩ lại.
Khu
vực euro không nên xem nhẹ chuyện này, việc kiểm soát vốn ở đảo Síp, dù
là cần thiết để cứu đảo quốc này khỏi thảm cảnh, nhưng đã đi ngược lại
nguyên tắc cơ bản của đồng tiền chung euro. Nguyên tắc của khu vực đồng
tiền chung euro là miễn bạn có đồng euro, bạn có thể mang theo để chi
xài ở bất cứ nơi nào trong khối. Nếu những người gửi tiền ở những nước
khác lo sợ rằng tiền của họ một ngày nào đó bị kẹt trong ngân hàng của
một nước nào đó mà không tài nào rút ra được, thì khi đó đồng tiền chung
euro sẽ gặp vấn đề còn trầm trọng hơn.
(Nguồn: Internet)
Nguồn: Bloomberg
Ngọc Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét