Xin chào các nhà đầu tư, khóa học ngoại hối miễn phí
này được thiết kế để giới thiệu cho các bạn những vấn đề cơ bản của thị
trường ngoại hối và kinh doanh ngoại hối theo một phương pháp không gây
nhàm chán.
Nhắc đến thị trường ngoại hối là nhắc đến các cặp ngoại tệ
(Nguồn Internet)
Tôi
biết các bạn có thể tìm thông tin này trên mạng, nhưng hãy đối diện với
nó; hầu hết chúng được đăng rải rác và đọc khá khô khan. Tôi sẽ cố gắng
viết khóa học này một cách vui tươi nhất có thể để các bạn có thể học
về kinh doanh ngoại hối và có khoảng thời gian vui vẻ khi giao dịch.
Đến khi hoàn thành khóa học này bạn sẽ có được những hiểu biết chắc
chắn về thị trường ngoại hối và giao dịch ngoại hối, và sau đó bạn sẽ
sẵn sàng cho quá trình học từ các chiến lược kinh doanh ngoại hối trong
thực tế.
Thị trường ngoại hối là gì – Những điều cơ bản
Về
cơ bản, thị trường ngoại hối (Forex market) là nơi các ngân hàng, doanh
nghiệp, chính phủ, nhà đầu tư và các thương gia đến để trao đổi và đầu
cơ các loại tiền tệ. Thị trường ngoại hối còn được gọi là “Thị trường
tiền tệ”, “Thị trường trao đổi tiền tệ quốc tế” hay “Thị trường tiền tệ
quốc tế”, và là thị trường lớn nhất và thanh khoản cao nhất trên thế
giới với doanh thu trung bình gần 3,98 ngàn tỉ USD mỗi ngày.
Thị
trường ngoại hối mở cửa 24 giờ một ngày, 5 ngày một tuần với những
trung tâm giao dịch lớn nhất thế giới đặt tại London, New York, Tokyo,
Zurich, Frankfurt, Hồng Kông, Singapore, Paris và Sydney.
Cần
phải ghi nhớ rằng thị trường ngoại hối không có một thị trường trung
tâm; giao dịch được cho là được thực hiện “qua quầy”; nó không giống như
chứng khoán có một thị trường trung tâm là nơi nhận tất cả các lệnh như
NYSE. Thị trường ngoại hối là một sản phẩm được tạo ra bởi tất cả các
ngân hàng lớn, và không phải ngân hàng nào cũng có giá giống nhau. Giờ
đây, các trung tâm môi giới lấy thông tin từ các ngân hàng khác nhau và
mức giá mà chúng ta thấy từ các nhà môi giới là mức giá trung bình xấp
xỉ của chúng. Trách nhiệm của môi giới là giải quyết các giao dịch một
cách hiệu quả…họ “tạo ra thị trường” cho bạn. Khi bạn mua một cặp tiền
tệ, nhà môi giới là người bán cho bạn, chứ không phải là “một nhà đầu tư
khác.”
Lược sử về thị trường ngoại hối
Thôi
được, tôi thừa nhận, phần này sẽ hơi chán một chút, nhưng việc nắm được
những thông tin cơ bản về lịch sử của thị trường ngoại hối là rất quan
trọng để bạn hiểu tại sao nó tồn tại đến bây giờ. Và đây là lịch sử ngắn
gọn về thị trường ngoại hối:
Năm
1876, có một thứ gọi là chế độ bản vị vàng được thiết lập. Về cơ bản nó
nói rằng mọi loại tiền giấy cần phải được bảo hộ bởi vàng miếng; ý
tưởng này nhằm cân bằng tiền tệ thế giới bằng cách chốt chúng vào giá
vàng. Ý tưởng này rất hay trên lý thuyết, nhưng trong thực tế nó gây ra
các vụ bùng nổ - phá sản và cuối cùng dẫn đến sự kết thúc của chế độ bản
vị vàng.
Chế
độ bản vị vàng bị hủy bỏ vào khoảng đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2
khi các nước châu Âu không có đủ vàng để bảo hộ cho những đồng tiền
được in ra để chi trả cho các chiến dịch quân sự khổng lồ. Mặc dù bản vị
vàng cuối cùng cũng tan rã, nhưng thứ kim loại quý giá này chưa bao giờ
mất đi vị thế của một loại tiền tệ có giá trị cao nhất.
Sau
đó thế giới quyết định sử dụng một tỉ giá xác định khiến đồng đôla Mỹ
trở thành loại tiền tệ dự trữ chính và duy nhất được bảo hộ bởi vàng,
được biết đến với cái tên “Hệ thống Bretton Woods”, xảy ra năm 1944 (tôi
biết bạn sẽ vô cùng thích thú khi biết điều này). Năm 1971 nước Mỹ
tuyên bố không chuyển đổi vàng thành USD bởi những người ngoại quốc nắm
giữ nữa, đánh dấu kết thúc của Hệ thống Bretton Woods.
Do
sự đổ vỡ của hệ thống Bretton Woods, dẫn đến sự chấp nhận tỉ giá thả
nổi trên toàn cầu vào năm 1976. Đây thực sự là “cái nôi” của thị trường
giao dịch ngoại hối ngày nay, mặc dù nó không được giao dịch rộng rãi
trên máy tính cho đến giữa những năm 1990.
Kinh doanh ngoại hối là gì?
Kinh
doanh ngoại hối, liên quan đến những nhà kinh doanh lẻ (như tôi và
bạn), là sự đầu cơ về giá của một đồng tiền này so với một đồng tiền
khác. Ví dụ, nếu bạn nghĩ đồng euro sẽ tăng so với đồng USD, bạn có thể
mua cặp EURUSD ở mức giá thấp và sau đó (hy vọng rằng) sẽ bán ra ở mức
giá cao hơn để có được lợi nhuận. Dĩ nhiên, nếu bạn mua đồng euro so với
đồng USD (cặp EURUSD) mà đồng USD tăng giá thì bạn sẽ bị thua lỗ. Vì
thế nên sẽ rất quan trọng khi nhận biết rằng rủi ro luôn đi cùng giao
dịch ngoại hối, chứ không chỉ có lợi nhuận.
Tại sao thị trường ngoại hối lại được phổ biến?
Việc
trở thành một nhà kinh doanh ngoại hối đem đến cơ hội có được một cuộc
sống tuyệt vời nhất trong số các ngành nghề trên thế giới. Sẽ không dễ
để đạt đến điều đó, nhưng nếu bạn đam mê và có kỉ luật, bạn có thể biến
điều đó thành sự thực. Dưới đây là một danh sách ngắn các kỹ năng bạn
cần có để đạt những mục tiêu trên thị trường ngoại hối:
-
Tài năng – có thể chịu lỗ mà không bị mất bình tĩnh;
-
Tự tin – tin vào bản thân và chiến lược của mình, và không biết sợ;
-
Kỷ luật – giữ bình tĩnh và vô cảm trong một thế giới đầy cám dỗ (thị trường);
-
Linh hoạt – giao dịch thành công trên những điều kiện khác nhau của thị trường;
-
Tập trung – giữ được sự tập trung vào kế hoạch của mình và không bị lạc hướng;
-
Logic – nhìn vào thị trường từ một cái nhìn khách quan và đơn giản;
-
Óc tổ chức – rèn luyện và củng cố những thói quen kinh doanh tích cực;
-
Kiên nhẫn – chờ đến khi thị trường hoạt động phù hợp nhất với kế hoạch đã đề ra;
-
Thực tế - để không nghĩ rằng mình sẽ làm giàu nhanh và hiểu về thực tế thị trường và giao dịch;
-
Khôn khéo – tận dụng lợi thế khi giới hạn giao dịch xảy ra và luôn luôn nhận thức được những gì đang xảy ra trên thị trường;
-
Kiểm soát bản thân – để không giao dịch quá tay và sử dụng đòn bẩy quá lớn.
Là
những nhà kinh doanh trên thị trường, chúng ta có thể tận dụng đòn bẩy
cao và tính linh hoạt của thị trường ngoại hối bằng cách học và thành
thạo một chiến lược kinh doanh hiệu quả, xây dựng một kế hoạch kinh
doanh hiệu quả xung quanh chiến lược đó, và tuân theo nó với một kỉ luật
thép. Quản lý vốn là cực kỳ quan trọng; đòn bẩy là một con dao hai lưỡi
có thể đem lại cho bạn giàu lên rất nhanh và sạt nghiệp cũng rất nhanh.
Chìa khóa của việc quản lý vốn trong kinh doanh ngoại hối là luôn luôn
biết chính xác lượng tiền bạn chấp nhận rủi ro khi bước vào giao dịch và
HOÀN TOÀN THOẢI MÁI khi mất số tiền đó, vì bất kỳ giao
dịch nào cũng có thể thua. Quản lý tiền bạc càng tốt thì bạn càng tồn
tại lâu trong thị trường.
Ai kinh doanh ngoại hối và tại sao
-
Ngân hàng (Banks)
– thị trường liên ngân hàng cho phép các giao dịch ngoại hối thương mại
và đầu cơ với số lượng lớn mỗi ngày. Một số ngân hàng lớn giao dịch
hàng tỷ đôla mỗi ngày. Đôi khi những giao dịch này được khách hàng thực
hiện, tuy nhiên phần lớn lại do những nhà kinh doanh giàu có giao dịch
trên tài khoản của ngân hàng;
-
Doanh nghiệp (Companies)
– các doanh nghiệp cần sử dụng thị trường ngoại hối để chi trả cho hàng
hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác và đồng thời cũng bán các sản phẩm
và dịch vụ của mình cho các quốc gia khác. Một hoạt động quan trọng trên
thị trường ngoại hối đến từ các doanh nghiệp mong muốn trao đổi tiền tệ
để giao dịch tại nước ngoài;
-
Chính phủ/Ngân hàng trung ương (Central Banks)
– ngân hàng trung ương của một quốc gia có thể đóng vai trò quan trọng
trên thị trường ngoại hối. Họ có thể làm tăng hay giảm giá trị của đồng
nội tệ bằng cách điều khiển nguồn cung tiền, lạm phát và (hoặc) lãi
suất. Họ có thể sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ để thử và làm ổn
định thị trường;
-
Các quỹ phòng ngừa rủi ro (Hedge Funds)
– khoảng 70 đến 90% các giao dịch ngoại hối là đầu cơ. Điều này có
nghĩa là, một cá nhân hay tổ chức mua hay bán tiền tệ không mong muốn
nhận đồng tiền đó trong thực tế, giao dịch đó được thực hiện với mục
đích duy nhất là đầu cơ về giá. Các nhà đầu cơ bán lẻ (như tôi và bạn)
chỉ là một miếng phô-mai nhỏ bé nếu so với các quỹ phòng ngừa rủi ro có
khả năng điều khiển và đầu cơ hàng tỷ đôla mỗi ngày trên thị trường tiền
tệ;
-
Cá nhân (Individuals)
– nếu bạn đã từng đến một quốc gia khác và đổi đồng tiền của bạn lấy
một đồng tiền khác tại sân bay hay ngân hàng, bạn đã tham gia trên thị
trường ngoại hối;
-
Nhà đầu tư (Investors)
– các công ty đầu tư quản lý các danh mục lớn của khách hàng sử dụng
thị trường ngoại hối để củng cố các giao dịch bằng chứng khoán nước
ngoài. Ví dụ, một giám đốc đầu tư quản lý một danh mục vốn quốc tế cần
sử dụng thị trường ngoại hối để mua và bán nhiều cặp tiền tệ nhằm chi
trả cho các chứng khoán nước ngoài mà họ có nhu cầu mua;
-
Các nhà kinh doanh ngoại hối bán lẻ (Brokers)
- ngành kinh doanh ngoại hối bán lẻ đang tăng lên hàng ngày với sự ra
đời của các hệ thống kinh doanh ngoại hối và cách tiếp cận nó dễ dàng
trên internet. Các nhà kinh doanh ngoại hối bán lẻ truy cập vào thị
trường một cách gián thiếp thông qua môi giới hay ngân hàng. Có hai loại
môi giới ngoại hối bán lẻ cho chúng ta khả năng đầu cơ trên thị trường
ngoại hối: môi giới (brokers) và đại lý (dealers).
Môi giới hoạt động như một người đại diện của nhà đầu tư bằng cách tìm
mức giá tốt nhất trên thị trường và giao dịch dưới danh nghĩa khách hàng
của họ. Và họ tính phí trên mỗi giao dịch trên thị trường. Đại lý cũng
được gọi là các nhà tạo lập thị trường vì họ “tạo ra thị trường” cho các
nhà đầu tư và hoạt động như một đối tác trong các giao dịch của họ; đại
lý yết mức giá mà họ muốn giao dịch và kiếm tiền lời, tức là chênh lệch
giữa giá mua và giá bán.
Lợi ích của kinh doanh ngoại hối
-
Thị
trường ngoại hối là thị trường lớn nhất trên thế giới, với khối lượng
giao dịch mỗi ngày hơn 3 ngàn tỷ USD. Điều này có nghĩa là mức thanh
khoản cao khiến bạn dễ dàng vào và ra khỏi vị thế của mình;
-
Giao
dịch bất kỳ lúc nào: không có thời gian mở cửa trên thị trường ngoại
hối. Bạn có thể vào hoặc ra khỏi thị trường bất kỳ khi nào từ 5h EST
chiều Chủ nhật cho đến 4h chiều EST thứ 6;
-
Truy
cập dễ dàng: bạn có thể giao dịch với ít nhất 250 USD trong tài khoản
(đối với một số nhà môi giới bán lẻ) và bắt đầu giao dịch ngay trong
ngày. Bạn có thể thực hiện giao dịch chỉ với một cú nhấn chuột;
-
Ít cặp tiền tệ hơn, so với hàng ngàn mã chứng khoán có thể khiến bạn lạc lối;
-
Tự do giao dịch ở mọi nơi trên thế giới chỉ với yêu cầu có một máy tính xách tay và đường truyền internet;
-
Miễn phí đối với nhiều nhà tạo lập thị trường và chi phí giao dịch thấp hơn so với giao dịch chứng khoán và hàng hóa;
-
Sự
linh hoạt có thể giúp nhà đầu tư kiếm lời từ mọi điều kiện thị trường
và đem lại các cơ hội giao dịch xác suất cao hàng tuần. Ngoài ra, không
có các cấu trúc lệch như trong thị trường chứng khoán, nên các nhà đầu
tư có các cơ hội ngang nhau để kiến lời ở cả khi thị trường tăng hay
giảm.
Mặc
dù thị trường ngoại hối rõ ràng là một thị trường tốt để kinh doanh,
nhưng tôi muốn lưu ý đến tất cả những người mới bắt đầu rằng một giao
dịch có thể đem lại lợi nhuận lẫn rủi ro. Nhiều người đến với thị trường
chỉ nghĩ về lợi nhuận mà bỏ qua những rủi ro đi kèm, đây là cách nhanh
nhất để mất sạch tiền trong tài khoản. Nếu bạn muốn bắt đầu giao dịch
trên thị trường ngoại hối theo đúng hướng, sẽ rất quan trọng nếu bạn
nhận thức được và chấp nhận sự thật rằng bạn có thể mất tiền trên bất kỳ
giao dịch nào bạn thực hiện.
Nguồn: Learn to trade the market - Nial Fuller
Phan Long - Duy Đức
Posted in: Tài chính tiền tệ
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét