Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014
[Lesson 5] : Chu kỳ thanh toán - Cách thức xem bảng điện tử - Kinh nghiệm giao dịch
08:28
Hoàng Phong Nhã
No comments
Sau khi nắm vững được các loại lệnh trên thị trường ,
chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn về quyền chuyển nhượng , chu kỳ
thanh toán cũng như bảng điện tử
I.CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHUYỂN QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG KHOÁN
1. Các loại quyền:
Khi bạn nắm giữ một cổ phiếu nào đó tức là bạn là ông chủ của một phần công ty, vì vậy, bạn có một số quyền như sau:
- Nhận cổ tức bằng tiền
- Nhận cổ tức bằng cổ phiếu
- Quyền mua cổ phiếu phát hành thêm
- Được tham dự các buổi đại hội cổ đông và góp ý vào chiến lược phát triển cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
2. Ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày chốt danh sách
Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày giao dịch mà người mua sẽ
không được hưởng các quyền có liên quan (quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ
phiếu phát hành thêm, quyền tham dự đại hội cổ đông…)
Ngày chốt danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán chính là “ngày đăng
ký cuối cùng” là ngày công ty phát hành lập danh sách người sở hữu chứng
khoán với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt
danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng
khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua
cổ phiếu phát hành thêm.
Lấy ví dụ, Tập đoàn Kinh Đô (KDC) thông báo cho toàn bộ cổ đông rằng
ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 19/3 và ngày đăng ký cuối cùng
là 21/3. Như vậy, nếu bạn mua cổ phiểu KDC trước ngày 19/3 thì bạn vẫn
được hưởng quyền, còn từ ngày 19/3 thì bạn sẽ không được hưởng quyền.
Trường hợp bán sẽ ngược lại, nếu bạn bán cổ phiếu KDC trước ngày 19/3,
bạn không được hưởng quyền, còn nếu bạn cố gắng “chờ” đến sau ngày 19/3
mới bán thì bạn vẫn được hưởng quyền.
3. Điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền:
- Nguyên lý: Xác định tổng số tiền bỏ ra mua cổ phiếu và tổng số cổ phiếu nhận được -> Tính ra giá cổ phiếu được điều chỉnh.
4. Chu kỳ thanh toán:
II. GIỚI THIỆU CÁCH THỨC XEM BẢNG ĐIỆN TỬ:
Là một nhà đầu tư chứng khoán, bảng điện tử là thứ bạn tiếp xúc hàng
ngày và kỹ năng đọc bảng điện tử cũng là điều bạn cần được trang bị.
Các cột của bảng điện tử (từ trái qua phải):
1. [Mã chứng khoán (CK)] : Quá dễ hiểu, đây là cột hiển thị mã chứng khoán của các công ty
Ví dụ :
+ HAG : Hoàng Anh Gia Lai Group - Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
+ VNM : Vinamilk - Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
2. [Trần], [Sàn] và [Tham chiếu (TC)] :
Giá TC là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất, giá trần sẽ bằng
giá TC nhân với (1+x), x = 5% ở sàn HOSE ; x=7% ở sàn HNX ; x=10% ở sàn
UPCOM. Cột [Trần] sử dụng màu tím, [Sàn] thì màu xanh còn [TC] thì màu
vàng.
3. [Dư mua] : gồm có 3 nhóm
cột: [Giá 1], [Khối lượng (KL) 1] ; [Giá 2], [KL 2] và [Giá 3], [KL 3].
Đây là các giá và khối lượng mua các nhà đầu tư nhập vào hệ thống. Sắp
xếp theo thứ tự giá từ thấp đến cao. Số trong các cột này có thể có 5
màu: màu đỏ: giá đặt mua thấp hơn giá TC; màu xanh, giá đặt mua cao hơn
giá TC; màu vàng: giá đặt mua bằng đúng giá TC ; màu xanh dương: giá đặt
mua bằng giá sàn và màu tím: giá đặt mua bằng giá trần.
4. [Giá khớp], [Khối lượng khớp] và [+/-]:
Đây là cột thể hiện mức giá và khối lượng lệnh vừa được khớp. Nguyên
tắc khớp lệnh đã được giới thiệu ở các bài học trước. Cột [+/-] thể hiện
mức tăng hoặc giảm của giá được khớp với giá tham chiếu (cột [TC])
5. [Dư bán]: gồm có 3 nhóm
cột tương tự [Dư bán]: [Giá 1], [Khối lượng (KL) 1] ; [Giá 2], [KL 2] và
[Giá 3], [KL 3]. Đây là giá và khối lượng mua các nhà đầu tư nhập vào
hệ thống. Sắp xếp theo thứ tự giá từ cao đến thấp. Ý nghĩa các màu cũng
giống như phần [Dư mua].
6. [Tổng khối lượng giao dịch (KLGD)]:
Tổng khối lượng đã được khớp từ đầu phiên ; [Mở cửa] (chỉ có sàn HOSE
mới có) là giá cổ phiểu sau phiên giao dịch mở cửa từ 9h-9h15 của sàn
HOSE. [Cao nhất] và [Thấp nhất] lần lượt là giá cao nhất và thấp nhất mà
cổ phiếu đã đạt được từ đầu phiên.
7. [Nước ngoài (NN) mua] thể hiện khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đang tiến hành mua trong phiên.
III.KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ:
1. Sai lầm thường gặp:
- Không chốt lãi hoặc cắt lỗ đúng lúc
Trong đầu tư, cẩn thận là một trong những yếu tố cần thiết nhất. Hãy
nhớ rằng bạn luôn nên xác định trong đầu một mức lời kỳ vọng và lỗ có
thể chấp nhận được.
- Đầu tư theo tin đồn
Nhiều nhà đầu tư thích kiểu mua bán cổ phiếu theo tin đồn, mách nước,
và những lời khuyên của các hãng dịch vụ tư vấn. Nói một cách khác,
những nhà đầu tư này sẵn sàng nghe theo thiên hạ để rồi lãng phí tiền
bạc, thay vì phải tự hiểu rõ những gì mình đang làm. Hầu hết tin đồn đều
không chính xác.
- Đầu tư theo cảm tính
Khá nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty bởi vì họ thích sản
phẩm của công ty đó hoặc xuất phát từ thói quen mua cổ phiếu của những
công ty mà mình biết tên hoặc quen thuộc với mình chứ không biết về tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá trị cổ
phiếu nếu doanh nghiệp hoạt động không thực sự hiệu quả.Bạn cần có 1
phương pháp đầu tư thích hợp cho mình
- Đầu tư dàn trải hoặc quá tập trung
Việc bỏ tiền vào cùng 1 rổ hoặc dàn trải quá nhiều đều không mang lại
hiệu quả.1 khoản đầu tư hiệu quả nên tập trung vào 3-5 cổ phiếu để có
thể quản trị và kiểm soát rủi ro tốt nhất
2. Các bước tiến hành đầu tư
- Xác định mục tiêu (kỳ vọng) đầu tư
- Xây dựng danh mục và chiến lược đầu tư ứng với từng giai đoạn
- Tìm kiếm và phân tích thông tin
- Ra quyết định mua bán
- Rút kinh nghiệm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét