Chương 9. CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ 9.1. KHÁI NIỆM CHUNG 9.1.1. Khái niệm
Khái niệm người có chức vụ: Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do
bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác có hưởng lương hoặc không
hưởng lương được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ. (Điều 277) Khái niệm tội
phạm về chức vụ: Tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt
động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong
khi thi hành công vụ (Điều 277). Các tội phạm về chức vụ là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có chức vụ thực hiện trong
khi thi hành công vụ, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ
chức 9.1.2. Các dấu hiệu pháp lý Khách thể của các tội
phạm về chức vụ: Các tội phạm về chức vụ trực tiếp xâm hại sự hoạt động
đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Xâm hại đến quan hệ
sở hữu Nhà nước và xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công
dân Mặt khách quan của các tội phạm về chức vụ: Hành vi khách quan đa số các tội phạm về chức vụ được thể hiện bằng hành động.
Đa số các tội phạm về chức vụ có cấu thành tội phạm (CTTP) hình thức -
tức là trong mặt khách quan chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan mà không
có dấu hiệu hậu quả (trừ Điều 278,279,280,283,291 là tội có cấu thành
vật chất). Chủ thể của các tội phạm về chức vụ: Đối với các tội
phạm tham nhũng thì chủ thể của tội phạm luôn phải là người có chức vụ
quyền hạn. Đối với các tội phạm khác về chức vụ thì chủ thể của tội phạm
có thể là người có chức vụ có thể không phải là người có chức vụ. Mặt chủ quan của các tội phạm về chức vụ bao gồm: - Về hình thức lỗi: Đa số các tội phạm về chức vụ thực hiện với hình thức lỗi cố ý, một số tội thực hiện với hình thức lỗi vô ý - Về động cơ phạm tội: Một số tội phạm về chức vụ động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc như Điều 281, Điều 282. 9.2. CÁC TỘI PHẠM THAM NHŨNG 9.2.1. Tội tham ô tài sản (Điều 278) Văn bản hướng dẫn: Thông tư số 02/2001/TTLN TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001; Nghị quyết số 01/2001/HĐTPTANDTC. Ban hành ngày 15/3/2001. a. Các dấu hiệu pháp lý Khách thể của tội phạm. Tội tham ô tài sản trực tiếp xâm hại 2 quan hệ xã hội, đó là: + Xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội. + Xâm phạm quan hệ sở hữu. Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
+ Thủ đoạn phạm tội: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội
sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để biến tài
sản của Nhà nước thành tài sản của mình + Hành vi khách quan
của tội phạm là hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản
có thể thực hiện một cách công khai có thể bí mật. Thông thường là để
che giấu hành vi chiếm đoạt can phạm thường có hành vi sửa chữa sổ sách,
chứng từ, lập chứng từ giả, tạo hiện trường giả, tiêu huỷ hoá đơn,
chứng từ, đốt kho chứa tài sản... + Đối tượng tác động của tội phạm phải thoả mãn 2 điều kiện, đó là:
@. Tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản mà người phạm tội có trách
nhiệm quản lý. Được coi là tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản
lý tức là người phạm tội có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản.
@. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải trị giá từ 500.000 đồng trở lên.
Nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 500.000 đồng phải thoả mãn 1 trong 3 điều
kiện: 1. Gây hậu quả nghiêm trọng. 2. Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. 3. Đã bị kết án về một trong các tội tham nhũng nhưng chưa được xoá án tích. Các điều kiện này đã được giải thích trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu.
Chủ thể của tội phạm phải thoả mãn đầy đủ 2 điều kiện, đó là: Người
phạm tội phải là người có chức vụ quyền hạn và là người có trách nhiệm
quản lý tài sản. Trên thực tế chủ thể của tội tham ô tài sản thuộc 3 nhóm sau: * Nhóm 1: Là người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Ví dụ: Thủ trưởng cơ quan, chánh văn phòng, trưởng phòng tài vụ, kế toán. * Nhóm 2: Những người đảm nhiệm công tác nghiệp vụ quản lý kinh tế tài chính. Ví dụ: Kế toán, thủ quỹ, thủ kho. * Nhóm 3: Những người đảm nhiệm những công việc mang tính độc lập nhưng có khả năng trực tiếp tiếp cận với tài sản. Ví dụ: Người bảo vệ được quyền tiếp cận với tài sản, người lái xe chở hàng không có người áp tải. Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tình huống: A là cán bộ vật tư của một hợp tác xã nông nghiệp, được hợp
tác xã giao cho 100 triệu đồng đi mua vật tư nông nghiệp. Khi nhận được
tiền, A đã dựng hiện trường giả bị mất trộm số tiền này. Qua điều tra, A
khai “Số tiền 100 triệu đồng đang chôn ở sau vườn nhà A”. Hãy phân tích
ví dụ trên trên cơ sở các dấu hiệu cấu thành tội tham ô tài sản.
b. Các tình tiết định khung của tội tham ô tài sản giống các tình tiết
định khung của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. 9.2.2. Tội nhận hối lộ (Điều 279)
[IMG]file:///C:/Users/LUCKYC~1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/IMG]
Khách thể của tội phạm: Tội nhận hối lộ trực tiếp xâm sự hoạt động đúng
đắn của các cơ quan Nhà nước tổ chức xã hội. Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
+ Thủ đoạn phạm tội: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội
sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực
hiện việc nhận hối lộ. + Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện bởi 2 loại hành vi: 1. Hành vi nhận tiền, của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc qua trung gian. 2. Làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa.
Trong 2 loại hành vi khách quan này thì hành vi (1) có thể thực hiện
trước hành vi (2) hay nói cách khác là nhận của hối lộ rồi làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa. Nhưng hành
vi (2) cũng có thể thực hiện trước hành vi (1) hay nói cách khác là làm
hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa rồi
sau đó nhận của hối lộ. Nếu người có chức vụ quyền hạn làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa rồi sau đó
nhận của hối lộ thì phải thoả mãn điều kiện là có sự thoả thuận trước
mới cấu thành tội nhận hối lộ Nếu người phạm tội làm hoặc không
làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của
người đưa mà cấu thành một tội độc lập thì ngoài tội nhận hối lộ họ còn
bị truy tố thêm tội đã cấu thành. Ví dụ: A là Điều tra viên
được giao nhiệm vụ xử lý vụ tai nạn giao thông do B gây ra, A đã nhận
của B 10 triệu đồng sau đó không đề nghị ra quyết định khởi tố vụ án.
Trường hợp này A bị truy tố về Tội nhận hối lộ và Tội không truy cứu
trách nhiệm hình sự người có tội. + Phương tiện phạm tội. Của
hối lộ phải trị giá từ 500.000 đồng trở lên, nếu dưới 500.000 đồng phải
thoả mãn 1 trong 3 điều kiện 1. Gây hậu quả nghiêm trọng. 2. Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. 3. Đã bị kết án về một trong các tội tham nhũng nhưng chưa được xoá án tích. Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ quyền hạn Mặt chủ quan của tội phạm. Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp 9.2.3. Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280) Khách thể của tội phạm. Tội phạm trực tiếp xâm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước tổ chức xã hội. Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ quyền hạn. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý trực tiếp. Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
+ Thủ đoạn phạm tội. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội
đã làm một việc vượt quá quyền hạn của mình để thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản. + Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi chiếm đoạt tài sản. + Giá trị tài sản chiếm đoạt giống tội tham ô tài sản Ví dụ: cán bộ địa chính xã khi làm giấy tờ quyền sử dụng đất cho dân đã thu các khoản thuế và chiếm đoạt. 9.2.4. Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281) Khách thể của tội phạm. Tội phạm trực tiếp xâm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước tổ chức xã hội. Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ quyền hạn. Mặt chủ quan của tội phạm đặc trưng bởi 2 dấu hiệu: + Lỗi cố ý trực tiếp. + Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân. Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
+ Thủ đoạn phạm tội. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội
sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực
hiện tội phạm. + Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi làm
trái công vụ tức là không làm hoặc làm không đúng không đầy đủ nhiệm vụ
được giao. Ví dụ: Cán bộ hải quan không bắt người thân vận
chuyển hàng lậu. Điển hình là vụ án xảy ra ở cửa khẩu Mộc Bài- Tây Ninh
vào năm 2002 của cán bộ Hải quan. + Hậu quả của tội phạm là dấu
hiệu bắt buộc, cụ thể là hành vi phạm tội phải gây thiệt hại đến lợi
ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chú ý: Tội phạm này hoàn toàn không có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản. 9.2.5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282)
Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm giống Điều 281, chỉ khác Điều 281 ở
thủ đoạn phạm tội là người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công
vụ- tức là làm một việc vượt quá giới hạn quyền năng của mình. 9.2.6. Tội lợi dụng chức vụ quyền quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283) Khách thể, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm giống Điều 281 Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi hành vi khách quan. Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm 2 loại hành vi sau: 1. Hành vi nhận tiền hoặc tài sản của người khác. Giá trị tài sản giống tội nhận hối lộ.
2. Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ quyền hạn làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa. 9.3. CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ 9.3.1. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285) Khách thể của tội phạm. Tội phạm trực tiếp xâm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước tổ chức xã hội. Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ quyền hạn. Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở các dấu hiệu sau: + Hành vi khách quan là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao. + Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP. Cụ thể là hành vi trên phải gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng của tội này là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ,
tài sản của người khác nếu không thuộc các trường hợp quy định tại các
điều luật sau: @ Điều 144- Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước @ Điều 235- Tội thiếu trách nhiệm trong việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng. @ Điều 301- Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam giữ trốn. Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi vô ý
Ví dụ: A được cấp giấy phép mở lớp tập bơi, do sơ suất A đã không bố
trí người kèm B là người mới tập bơi làm B bị chết do ngạt nước. 9.3.2. Tội đưa hối lộ (Điều 289) Khách thể của tội phạm là xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước. Mặt khách quan của tội phạm là hành vi đưa của hối lộ cho người có chức vụ quyền hạn. Giá trị của hối lộ giống tội nhận hối lộ, không đòi hỏi người đưa hối lộ phải đưa ra yêu cầu với người nhận hối lộ. Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai. Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Chú ý: Nếu người đưa hối lộ đưa nhầm cho người không có chức vụ quyền
hạn thì vẫn cấu thành Tội đưa hối lộ, nếu người nhận biết người đưa nhầm
mình là người có chức vụ quyền hạn mà vẫn nhận của hối lộ thì người
nhận bị xử lý về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 9.33. Tội làm môi giới hối lộ (Điều 290) Khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, giá trị của hối lộ giống Điều 289. Mặt khách quan của tội phạm là hành vi làm môi giới hối lộ. Bản chất của hành vi này là giúp sức cho hai bên đưa hoặc nhận hối lộ, thể hiện ở các dạng sau: @ Tổ chức cho 2 bên gặp nhau để thoả thuận về việc hối lộ. @ Chuyển lời đề nghị của bên này cho bên kia và ngược lại. @ Chuyển của hối lộ từ người đưa sang người nhận.
Đặc điểm của các hành vi này là chỉ thực hiện sau khi người đưa hoặc
người nhận đã hình thành ý định đưa hoặc nhận hối lộ. Nếu người thứ 3
trong quan hệ hối lộ chủ động tham gia trước khi người đưa hoặc người
nhận hình thành ý định đưa hoặc nhận hối lộ thì họ sẽ bị xử lý về tội
đưa hoặc nhận hối lộ với vai trò là đồng phạm. CÂU HỎI 1. So sánh tội trộm cắp tài sản với tội tham ô tài sản. 2. So sánh tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với tội vô ý làm chết người.
3. Cho ví dụ minh hoạ về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều
282) và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280) BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Bài tập số 01:
Trần Văn A và Lê Quang C là nhân viên bảo vệ, còn Nguyễn Văn H là thủ
kho của xí nghiệp X (doanh nghiệp Nhà nước). Ngày 28 tháng 02 năm 2002,
trong khi lấy hàng về cho xí nghiệp, H đã loại được một lô hàng gồm 100
cặp vòng bi của Đức ra khỏi danh mục hàng phải nhập kho, nhưng do hàng
cồng kềnh không thể mang ra bên ngoài xí nghiệp được. H đã bàn với C và
được C đồng ý giúp đỡ nên H đã mang được lô hàng trên ra khỏi xí nghiệp.
Sau đó chúng đã chia nhau tẩu tán số hàng này. Hãy xác định tính chất pháp lý hình sự của vụ án trên. Bài tập số 02:
Trần Văn H và Nguyễn Văn Q đều là nhân viên bảo vệ, đồng thời được giao
nhiệm vụ trực tiếp quản lý số nhựa đường của xí nghiệp K. Khoảng 22 giờ
ngày 23/3/2001, H ra quán phở thì gặp N đề nghị mua nhựa đường, lúc này
gần hết ca trực nên H nói với N: "Tao sắp hết ca trực rồi, Q là người
trực ca sau ". Hai bên thống nhất giá cả là 40.000đ/1 bao nặng
30kg. Sau đó H dẫn N vào gặp Q là người trực ca sau, H giới thiệu với Q:
"N là người cần mua nhựa đường. Ông cứ làm đi, giá cả hai bên đã thoả
thuận". Nói xong, H đi ra cổng vào quán phở ăn và canh gác cho bọn N lấy
hàng. Bọn chúng đóng được 25 bao, sau đó vận chuyển ra sát tường rào để ném ra ngoài thì bị bắt giữ cùng tang vật.
Kết quả điều tra còn cho biết ngoài lần bị bắt trên, trong tháng 1 và
tháng 2/2001, hai tên H và Q đã ba lần bán nhựa đường cho người ngoài xã
hội thu gần 3 triệu đồng. Hãy xác định tính chất pháp lý hình sự của vụ án trên. Bài tập số 03:
Ngày 10/01/2001, Trần Văn An là chiến sĩ cảnh sát, công an tỉnh Cao
Bằng vào huyện biên giới T chơi. Khi đi An mặc quần áo cảnh sát, đeo
quân hàm mang giày đen. Khoảng 18 giờ cùng ngày, An vào tới khu vực gần
đồn biên phòng tỉnh D, huyện T thì gặp một tốp 6 người dân đang gánh đồ
sang Trung Quốc để bán. An xưng là cán bộ công an tỉnh đến tăng cường
cho đồn biên phòng để chống hàng lậu, An đã doạ và buộc những người này
phải nộp phạt nếu không sẽ bắt về đồn giải quyết. Những người này tưởng
thật đã đưa cho An 500.000đ. Nhận tiền xong, An cho họ gánh hàng đi bán.
Khi gần qua biên giới thì họ bị lực lượng biên phòng bắt giữ và họ đã
khai rõ hành vi của Trần Văn An. Hãy đánh giá tính chất pháp lý hình sự của vụ án trên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét