Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

ƯỚC MONG NGÀY NÀO CŨNG LÀ NGÀY PHÁP LUẬT

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 5/11/2013,
truy cập đường link gốc tại đây

Năm nay ở Việt Nam lần đầu tiên có một ngày có tên là “Ngày Pháp luật”.1 Một trong những khẩu hiểu của “Ngày Pháp luật” năm nay là: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"2
Cá nhân tôi trộm nghĩ: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" là việc đương nhiên, tại sao lại cần phải có khẩu hiệu? Phải chăng, nêu khẩu hiệu như vậy có nghĩa rằng việc “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” còn chưa có hoặc đang ở rất xa?
Hơn nữa, mục đích của “Ngày Pháp luật” là “nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.3 Nhưng hãy cùng suy nghĩ: Thượng tôn pháp luật là thượng tôn cái gì?


Nếu pháp luật hợp lẽ phải, hợp qui luật, đem lại lợi ích thiết thực cho con người, thì thiết nghĩ không cần hô khẩu hiệu, người dân sẽ tự nhận thấy tính thiết thực, tự tìm đến, tự bảo vệ nó như “chốn nương thân của mình”. Thượng tôn pháp luật là thượng tôn lẽ phải, lẽ công bằng, cái nhân văn cao cả, hợp lẽ sống ở đời ngay trong chính pháp luật. Thượng tôn pháp luật là không có ai ở trên pháp luật và không có ai không được pháp luật bảo vệ.

Nhiều nước trên thế giới họ có Ngày Hiến pháp (Constitution Day), để nhắc nhở công quyền tôn trọng Hiến pháp. Vì vậy, theo thiển ý của tôi trong Nhà nước pháp quyền thì không có ngày nào không phải là Ngày Pháp luật cả. Nếu có, chỉ nên lấy ngày này là “Ngày Hiến Pháp”  theo đúng ý nghĩa là Ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam – Hiến pháp năm 1946, để cùng dựng xây một Chủ nghĩa Hiến pháp ở Việt Nam và nhắc nhở những công bộc của dân buộc phải nghiêm chỉnh thực thi Hiến pháp.

Tôi ước mong có một “Ngày Hiến pháp” và ngày nào cũng là “Ngày Pháp luật”!

---
1 Theo quy định tại Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, ngày 09 tháng 11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ đề của Ngày Pháp luật năm nay được xác định là “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

2 Xem Công văn số 6902/BTP-PBGDPL ngày 25/9/2013 của Bộ Tư Pháp về việc tổ chức thực hiện "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" năm 2013;  Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Không phải riêng Việt Nam, tại nhiều nước trên thế giới cũng có “Ngày Hiến pháp” hoặc “Ngày Pháp luật”. Chẳng hạn, ở Đức thì từ năm 1860 họ đã tổ chức diễn đàn của các nhà luật học thường niên (Juristentag) và vẫn duy trì đến ngày nay. Mỹ từ năm 1961 cũng vậy, họ lấy ngày 1/5 hàng năm là Ngày Pháp luật (Law Day). Nhiều nước có Ngày Hiến Pháp, chẳng hạn từ năm 1947, Nhật Bản chọn ngày mồng 3/5 là Ngày Hiến pháp hay từ năm 1949, Hàn Quốc cũng chọn ngày 17/7 là “Ngày Hiến pháp”.

3 Xét dưới góc độ lịch sử, ngày 9/11 là ngày ban hành Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Cho nên việc lấy ngày này là Ngày Hiến Pháp là rất hợp lý.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét