Tôi
đã sống phần lớn cuộc đời với tư cách của một công dân Liên bang Xô
viết. Tôi còn nhớ rất rõ về cuộc sống ở nơi đây, một cuộc sống thường
được các tờ báo và kênh truyền hình ở phương Tây mô tả là “tối tăm”. Và
tôi không thể không so sánh nó với cuộc sống trong chủ nghĩa tư bản tự
do dân chủ đang được tán dương đến tận mây xanh hiện nay…
Tôi nhớ một cuộc sống như thế nào? Đúng
hơn, không chỉ đơn giản là nhớ, mà còn mang trong tim mình ký ức về mẹ
và mối tình đầu. Điều đầu tiên hiện lên trong đầu: đó là một cuộc sống
vô tư và tươi sáng. Không phải là thiên đường, mà gần gũi với mọi con
người chúng ta. Bạn không phải lo thất nghiệp và bần cùng, không có
những kẻ tài phiệt, những tên lưu manh khoác áo cảnh sát hay nạn tham
nhũng trong chính quyền…
Không có nạn mại dâm và tranh ảnh đồi
trụy, trong đó có cả mại dâm trẻ em. Không có bom rơi đạn lạc và trẻ em
vô gia cư. Không có người mất tích và bán họ ra nước ngoài, trong số đó
có cả trẻ em. Không có sự suy thoái tinh thần và đạo đức của nhân dân và
sự chết dần chết mòn của họ.
Người ta đang tìm cách để che giấu những
vụ giết người, điều giờ đây xảy ra hàng ngày (vào thời kỳ Liên Xô, ở
khu Dzukov ngoại ô Moskva, nơi tôi ở, 15 năm sau chiến tranh chỉ có đúng
một vụ). Hơn nữa, vào thời bấy giờ, người ta sẽ không thể nào hình dung
nổi những vụ giết người dã man như ngày nay: cháu giết bà vì lương hưu,
mẹ ném con còn bú sữa qua cửa sổ giữa mùa đông lạnh giá, bố hãm hiếp
con gái nhỏ tuổi của mình... Chỉ có những kẻ câm, điếc và mù mới không
nhận ra rằng ở Nga hiện nay con người đã tha hóa đến mức độ nào.
Dĩ nhiên, ở Liên Xô cũng có những kẻ
trộm cắp và cướp giật, nhưng không diễn ra tràn lan, và chủ yếu là tại
các nhà máy. Lừa đảo và bịp bợp cũng xảy ra, nhưng không phải là phổ
biến.
Điều quan trọng là mọi người đều được
sắp xếp việc làm và biết rằng mình chắc chắn sẽ được trả lương, được
nhận những căn hộ do nhà nước cấp, tiền gửi ngân hàng không sợ bị mất,
mua thức ăn không sợ bị ngộ độc, được uống thuốc và chăm sóc y tế với sự
tận tâm, được bố trí để đi nghỉ dưỡng vào kỳ nghỉ hàng năm. Không có
khái niệm văn bằng, hộ chiếu, bằng khen giả mạo, và cũng không có tiền
giả. Mọi người tin tưởng nhau. Tiếng cười luôn vang lên bên những ô
cửa...
Những điều tôi đã liệt ra, và nhiều thứ
xấu xa khác mà chúng ta kể cả ngày cũng không hết chính là món quà tặng
mà chủ nghĩa tư bản, nền dân chủ và những giá trị tự do mới nảy sinh
được tán tụng không mệt mỏi trên truyền hình và báo chí dành cho nước
Nga. Với sự cuồng nhiệt của mình, họ đang bôi nhọ cuộc sống dưới chủ
nghĩa xã hội bằng mọi thủ đoạn và sự dối trá.
Nhưng đối với tôi, và tôi tin chắc, đối
với hàng chục triệu những người đồng hương của tôi, chủ nghĩa xã hội đã
và đang là biểu trưng của xã hội thịnh vượng, bình đẳng và bác ái khi
người với người là bạn và đồng chí. Nói cách khác, đó sự đối lập hoàn
toàn với cái mà hiện nay con người đang phải chịu đựng ở nước Nga mới,
mà trong đó con người buộc phải sống theo các quy luật của rừng rú, nơi
mà chỉ người mạnh nhất sống được, và đó lại chính là những con người đểu
giả nhất và vô liêm sỉ nhất.
Những phẩm chất đó không quen thuộc đối
với nhân dân Nga, nếu không nói rằng chúng vô cùng phản cảm đối với
người Nga. Nhân dân đã thoái hóa nhanh hơn và điều đó hoàn toàn nằm
trong kế hoạch của các nhà dân chủ.
Gaidar, tác giả của những cải cách kinh
tế, khi nghe nói rằng có người đã chết đói vì các cải cách của mình, đã
thản nhiên nhận xét rằng việc người ta chết dần chết hồi là hiện tượng
tự nhiên trong thời đại của các cuộc cải tạo. Ông ta bình luận hả hê
rằng không còn phải chờ đợi lâu nữa khi những kẻ ốm yếu cuối cùng, ngụ ý
nói những người già cả và những người không có khả năng thích ứng với
kinh doanh, đều sẽ chết hết.
Và chính Chubais, tác giả của vụ các
áp-phe trắng trợn với bọn tài phiệt cũng khẳng định điều này bằng câu
hỏi của mình: "Nếu chúng ta không thể nuôi được, thì chúng ta có cần đến
sự tồn tại của những người như thế?". Thay vì ngồi tù hoặc bị treo cổ,
Chubais đã được chỉ định là người đứng đầu tập đoàn năng lượng lớn nhất
đất nước! Vì hoạt động không mệt mỏi của ông ta trong lĩnh vực này mà
trong nước đã xuất hiện nạn khan hiếm điện năng và tình trạng cắt điện
xảy ra ngày càng thường xuyên.
Rất tiếc, không chỉ các cụ ông cụ bà
chết lần mòn – mà thảm cảnh còn ập lên đầu cả những người trẻ tuổi, đẩy
họ vào bế tắc trong cuộc sống. Tội lỗi nằm chính ở đó.
Ở Liên bang Xô viết, không có những kẻ siêu giàu, và cũng không có cả những người cùng khổ.
Nếu trên các cuốn sách và trên báo chí,
những ý kiến của các chính trị gia khác nhau, đôi lúc còn trực tiếp đối
nghịch nhau về cuộc sống cũ và mới, thì nhân dân trong vấn đề này đã và
đang rất đồng tâm và nhớ lại với áp lực của nỗi buồn những thời khi y tế
và giáo dục miễn phí, và họ chỉ phải trả ít tiền nhà ở được nhận từ nhà
nước, khi hàng năm họ được được đến các nhà nghỉ dưỡng theo phiếu của
các tổ chức công đoàn, còn con trẻ - đến các trại hè thiếu nhi, và cả
các phiếu nghỉ phải trả tiền cũng không là gánh nặng với bất kỳ túi tiền
nào.
Khi đó, những người hưu trí có đủ khả
năng chi trả cho con cháu ở khách sạn trong các kỳ nghỉ bằng đồng lương
hưu của mình. Kể từ thời hậu chiến, trong bất luận trường hợp nào,
chuyện có người chết đói hoặc không có tiền mai táng là điều viển vông.
Nhưng điều chính yếu vẫn là, không ai phải lo âu cho cuộc sống của mình
và cuộc sống của con cháu. Thanh niên cũng tin tưởng rằng sau khi tốt
nghiệp phổ thông họ có nguyện vọng được vào học đại học miễn phí và có
thể học miễn phí, thêm nữa còn được nhận suất học bổng đủ để tự trang
trải cuộc sống, dù hơi nghèo một chút. Và nếu không vào đại học thì họ
cũng sẽ không đến nỗi thất nghiệp. Thậm chí các trẻ em mồ côi cũng xây
dựng được các kế hoạch tương lai của mình và biết rằng nhà nước vẫn quan
tâm đến chúng và sẽ không để chúng bơ vơ cuộc sống.
Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng những phúc
lợi đó hoàn toàn đủ để mọi người sống vô tư và không nghèo khổ. “Mọi
người” đó chiếm số đa số dân của đất nước, những người có quyền được gọi
là nhân dân. Hiện chỉ còn mơ ước để nhân dân của nước Nga lúc nào đó có
lại những điều kiện sống trước đây.
Điều quan trọng đối với tôi là những
phúc lợi nói trên và nhiều điều khác nữa đã được chính chủ nghĩa xã hội
mang lại cho nhân dân, còn chủ nghĩa tư bản dưới áp lực của những người
lao động đã buộc phải noi theo và áp dụng cho mình một số biện pháp
trong đó, chẳng hạn, ngày làm viện tám giờ, chế độ nghỉ phép và nghỉ hưu
được trả tiền.
Thời gian ngày lao động là hai ngày nghỉ
mỗi tuần và những kỳ nghỉ hàng năm đã được ghi vào Hiến pháp Liên Xô
theo định chế lao động được các viện khoa học soạn thảo, với sự cân nhắc
những đặc điểm sinh lý của con người. Những việc như vậy không hề có ở
một nước tư bản nào, cũng như ở nước Nga tự do dân chủ hiện nay ban ngày
đốt đuốc tìm cũng không thấy.
Và cũng chẳng ngạc nhiên rằng những
người thuê lao động mới xuất hiện lợi dụng ở trong nước không có chính
quyền nhân dân và các tổ chức nghiệp đoàn lập tức trên thực tế đã bải bỏ
tất cả các phúc lợi xã hội, bao gồm cả ngày lao động tám tiếng, và để
lừa bịp một chút, bắt đầu trả lương qua phong bao. Trong khi đó việc này
được thực hiện với sự đồng ý của những người lao động luôn lo sợ bị mất
việc làm, dù rất nặng nhọc. Bởi vậy họ đồng ý với bất kỳ điều kiện lao
động như thế nào. Thêm vào đó, với những người đàn ông có tuổi thọ trung
bình thấp hơn tuổi về hưu thì điều đó cũng không quá quan trọng.
Để các bạn không nghĩ ngợi thêm rằng tôi
viết điều này theo đơn đặt hàng của ai đó, tôi dám cam đoan rằng tất cả
những điều nói trên là ý kiến hoàn toàn cá nhân của tôi trên cơ sở cuộc
sống của riêng mình. Tôi sinh ra trong gia đình nông thôn vào năm 1935
và chuyển đến khu Dzukov khi tôi được hai tháng tuổi. Mẹ tôi như chính
bà kể lại, chỉ được đi học hai tuần, bởi vì bà là chị cả của gia đình có
sáu người con, và bố tôi, chồng bà dạy chữ cho bà, xét qua những bức
thư gửi về từ mặt trận, cũng chưa học hết lớp bảy. Ông ra mặt trận vào
ngày thứ tư của chiến tranh và hy sinh ở ngoại ô Leningrad vào năm 1943.
Ba đứa trẻ ở lại với mẹ tôi, nhưng chỉ
hai đứa trải qua được chiến tranh, trong đó có tôi. Nhờ chính quyền Xô
Viết, tôi đã tốt nghiệp không chỉ trường phổ thông, mà cả ba trường đại
học. Không phải trả một xu nào, mà, ngược lại, được nhận tiền từ nhà
nước. Tôi cũng học ngoại ngữ miễn phí ngoài giờ làm việc.
Tôi thậm chí không muốn giới thiệu tôi
đã làm nghề gì, sinh ra trong một gia đình của một người mẹ mù chữ vắng
chồng. Trong nước Nga "dân chủ" hiện nay, để đứa con được học bất kỳ
điều gì, người mẹ có thể sẽ phải trả những khoản tiền không nhỏ. Từ bé
tôi kinh tởm kinh doanh và tiền bạc, mặc dù một trong những bằng đại học
của tôi - kinh tế đối ngoại – liên quan đến nó.
Một người như tôi, trong nước Nga mới
này đã phải ất vất vả kiếm tiền sau khi đã về hưu và già cả để sống với
vợ và một chú cún nhỏ hơn cả con mèo. Và thêm nữa - để giúp con gái và
con rể tôi trả tiền học cho đứa cháu trai ở trường trung học và sau đó
là ở đại học.
Cám ơn Chúa, giờ đây đứa cháu trai của
tôi đã tốt nghiệp đại học và bắt đầu tự lập cuộc sống của mình. Cháu học
khoa học thực nghiệm, đúng tinh thần thời đại, kết hợp kiến thức kỹ
thuật với các ngôn ngữ, như người ta giải thích cho cháu, khoa được
thành lập theo quyết định của chính phủ để hiện đại hóa nước Nga.
Cháu trai tốt nghiệp đại học với hầu như
toàn điểm năm (cao nhất trong hệ thống điểm của Nga), và sau đó người
ta tống nó ra đường để tự kiếm ăn. Nhờ mối quen biết, có lúc cháu đã
được thu xếp vào làm ở hãng "Prokat And Gembel" của Mỹ và họ hứa sau nửa
năm làm việc sẽ trả cho cả “núi vàng”. Cháu làm suốt một năm với 12 giờ
mỗi ngày, lương vẫn không tăng. Khi không nhấc chân tay được, cháu bị
họ tống ra đường như con chó với những lời như sau: "Chúng tôi không có ý
định đợi cậu suốt cả tháng". Cho đến bây giờ nó vẫn đang chật vật kiếm
tiền và cố tìm một công việc ổn định.
Đó là hai hệ thống chính trị - kinh tế
khác nhau trong hành động thực tiễn! Nếu cháu trai tôi sinh ra dưới thời
Xô viết, nó có thể trở thành người hạnh phúc như tôi trong thời trẻ của
mình. Có gì mà tôi không làm sau khi tốt nghiệp đại học khi tôi làm
việc theo sự phân công ở nhà máy NII: cả thiết kế máy bơm pit-tông phóng
xạ mới, như bây giờ tôi nhớ, và biên tập viên báo thanh niên và ủy viên
Ưy ban Thanh niên Cộng sản comsomol của NII, và tổ chức các buổi dạ
hội, gặp gỡ, hòa nhạc với sự tham gia của những người nổi tiếng, đi du
lịch, tham gia đội bóng đá của viện. Từ khi còn trẻ, tôi đã xây dựng
tương lai của mình đến mười năm về sau.
Cháu tôi, ngoài việc tìm việc làm và
tiền, không còn biết đến điều gì khác. Và trong ký ức của nó sẽ không có
gì về những năm tháng này, ngoài lòng căm thù chế độ.
Dưới chế độ Xô viết, bạn sẽ không phải sống trong sự bất an.
Và tôi không thể không kể thêm rằng
chúng tôi đã sống hoàn toàn không có nỗi sợ hãi nào trong suốt cuộc đời
mình. Trong ký ức bừng lên có một thời gian đầu những năm 1950 như phong
trào ngủ ngoài trời với không khí trong lành: trong cánh rừng cạnh nhà,
bên hồ nước nhỏ, bên ngoài dưới cửa sổ nhà mình. Lúc bấy giờ tôi khoảng
mười bảy tuổi, và tôi ngủ trong rừng không xa ngôi nhà của mình, ngủ
một mình. Và xung quanh là những gia đình hàng xóm, mọi người ngủ từng
cặp hoặc một mình. Và mẹ tôi cho tôi ngủ ngoài trời và không hề lo lắng
về tôi. Bây giờ điều này thật khó tưởng tượng.
Ngày cả vào thời "Stalin kinh hoàng"
cũng không có những khái niệm lường gạt hay cưỡng hiếp, thì điều gì có
thể khiến bạn sợ hãi khi ngũ ngoài trời vào buổi đêm?
Và có một lần tôi tiễn vợ, khi ấy còn là
chưa cưới, về nhà ở Perovo. Tôi bị muộn chuyến tàu điện cuối cùng và đi
bộ bốn tiếng về nhà. Ai đã biết những chỗ đó thì có thể hình dung được
rằng phần nhiều những chỗ tôi đi qua tối như mực. Và không hề có nỗi sợ
hãi nào. Còn bây giờ thậm chí tôi, một ông già, đi ra đường với một khẩu
súng trong lưng quần vẫn cảm thấy bất an.
Điều gì khiến tôi phẫn nộ ở các nhà dân
chủ nhiều hơn cả? Đó chính là việc họ có ý đồ đánh đồng chủ nghĩa xã hội
và những giá trị xã hội của nó với những cuộc trấn áp xảy ra vào thời
gian khó khăn và đa phần có thể giải thích được. Cáo buộc Stalin như
hiện thân của chủ nghĩa xã hội, các nhà dân chủ dùng hình ảnh ông để bôi
nhọ tất cả những gì thuộc về quá khứ Xô viết.
Nhưng kẻ khôn lỏi đó luôn tránh xa những
cuộc tranh luận cặn kẽ để so sánh hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa mà
mục đích của nó là bằng mọi cách nâng cao mức sống của người dân nhờ
mang lại cho nhân dân vô số ưu đãi (đó là những y tế, bảo vệ sức khỏe,
giáo dục, nhà ở, hầu các dịch vụ ăn ở miễn phí, giao thông công cộng,
nhà trẻ, trại hè thiếu nhi, nhà nghỉ miễn phí và vân vân mà tôi nhắc ở
trên) với hệ thống tư bản chống nhân dân nhằm đem lại sự giàu có không
tưởng tượng nổi của một nhóm người được bầu. Họ nắm lá phiếu qua những
cuộc vận động tranh cử bằng tiền thu được từ các nguồn tài nguyên, vốn
trước đây thuộc về toàn thể nhân dân, cũng như các hoạt động kinh tế mờ
ám khác.
Dưới chủ nghĩa xã hội, không thể có
chuyện những khoản tiền này được dùng để mua những cung điện, villa, câu
lạc bộ bóng đã này khác đắt tiền, những khu hộp đêm để đú đởn các người
tình, tôi xin lỗi. Dưới chủ nghĩa xã hội tất, cả các nguồn thu nhập từ
việc bán tài nguyên đều được dùng để chi cho các nhu cầu của nhà nước và
nhân dân. Chính nhờ điều này nhà nước có khả năng mang lại cho nhân dân
những ưu đãi xã hội nêu trên.
Cách đây không lâu tôi nghe Putin, khi
nói về những biện pháp đang áp dụng để cải thiện triệt để một cái gì đó
cho người dân trong nước, tôi xúc động thốt lên: "Ông hãy nghĩ kỹ con
số này xem: 65 triệu rúp! Phải suy nghĩ cẩn trọng!". Nhưng 65 triệu rúp
đó có lẽ chỉ là hạt muối trong đại dương so với những khoản tiền mà nhà
tài phiệt Abramovich, cùng hàng trăm nhà tài phiệt khác đang nắm giữ.
Về thực chất, những khoản tiền đó phải
thuộc về nhân dân. Nhưng Putin không quan tâm đến điều đó, và “thiếu
kinh phí” luôn là câu cửa miệng của ông.
… Thế đấy, tôi cho rằng mình là một
người hạnh phúc vì hầu như cả cuộc đời của tôi đã trôi qua ở Liên bang
Xô viết, dưới chủ nghĩa xã hội.Điều bất hạnh lớn nhất trong cuộc đời
chính là việc tôi vẫn sống cho đến những ngày đen tối nhất trong lịch sử
Tổ quốc của mình…
V.T biên tập từ bản lược dịch của KICHBU
Bài viết gốc của tác giả IVAN DERANVIN (NEWSLAND.RU)
Posted in: Suy Ngẫm
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét