Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013
Mikhail Kasyanov, Vladimir Milov, Boris Nemtsov và Vladimir Ryzhkov (Washington Post 20,02/2011) - Chấm dứt sự bảo bọc Phương Tây cho những kẻ cai trị Nga.
10:49
Hoàng Phong Nhã
No comments
Hiếu Tân dịch
Năm
nay mở đầu một cách hết sức tượng trưng ở Nga. Trong những ngày cuối
cùng của năm 2010, các nhà cầm quyền đã quyết định chứng tỏ quyền lực và
sự bất dung của họ đang bị thách thức: Bản án tuyên đọc trong phiên tòa
nực cười xử Mikhail Khodorkovsky và Platon Lebedev không có liên hệ gì
với tư pháp; những gương mặt đối lập chủ chốt bị bắt giữ đến 15 ngày chỉ
vì những lý do chính trị đơn thuần.
Những
hành động độc đoán vụng về này làm thành một cái nền kỳ cục cho bài nói
của Tổng thống Dmitry Medvedev tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Tuy
nhiên, cử tọa trí thức và được thông tin tốt ở Davos nhiệt tình hoan hô
những lời lẽ hay ho của ông về hiện đại hóa nền kinh tế Nga và sự phát
triển mạnh mẽ của dân chủ. Các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới dường như
chấp nhận sự phàn nàn của ông về việc ít người Nga hiểu những kế hoạch
vĩ đại của ông cho tương lai của đất nước, mà những kẻ đầu sỏ tham lam
và các quan chức tham nhũng từ những năm 1990 đã cản trở ông thực hiện.
Rõ
ràng là hệ thống kinh tế và chính trị nước Nga đang vô cùng cần được
hiện đại hóa toàn diện. Nhưng những hành động đàn áp ngày càng tăng đang
đi theo một hành trình khác.
Trái
với mong đợi nhiều người ở Nga và nước ngoài bộc lộ khi Medvedev lên
nhậm chức - bằng cách bổ nhiệm trực tiếp không qua bầu cử - năm 2008,
nhiệm kỳ tổng thống của ông chưa tỏ ra một dấu hiệu nào rằng những lời
lẽ hùng biện dân chủ có thể biến thành hành động thực tế. Thật ra phe
đối lập đã đúng. Thời kỳ này được đánh dấu bằng việc tăng cường những
cuộc bầu cử hạn chế và giả mạo, cuộc chiến tranh chống Georgia; việc nới
lỏng hạn chế sử dụng lực lượng vũ trang ở nước ngoài, vụ tra tấn và
chết trong khi giam giữ của Sergey Magnitsky, một luật sự của quỹ đầu tư
Hermitage Capital bị cảnh sát đột nhập; tình trạng vô pháp luật và tham
nhũng của cảnh sát, liên tục đàn áp các đối thủ chính trị và những
người bất đồng chính kiến. Những nước châu Âu tiêu thụ năng lượng đã
trải qua những vụ ngừng cung cấp, chỉ là một hình thức công khai gây sức
ép của Nga lên các nước láng giềng. Những tổ chức thanh niên côn đồ
nhặng xị ủng hộ Kremlin được khuyến khích.
Medvedev
đã đầu tư cá nhân ông ta vào quá nhiều hành động xấu xa này. Cùng với
ông thầy của mình, Thủ tướng Vladimir Putin, ông chịu trách nhiệm trực
tiếp về một số vụ vi phạm nhân quyền và làm vẩn đục hơn nữa bầu không
khí chính trị của đất nước này. Ông không còn xứng đáng miễn tội vì còn
có nghi ngờ. Câu hỏi được hỏi ở Davos năm 2000 Putin thật ra là ai. Bây
giờ cần làm cho mọi người rõ Putin và Medvedev là ai.
Các
cuộc bầu cử quốc hội được ấn định sẽ diễn ra trong vài tháng nữa, và
cuộc bầu cử tổng thống sẽ đến vào năm sau. Nhưng những hành động độc tài
của các quan chức cuối năm ngoái gợi cho thấy các cuộc bầu cử tương lai
sẽ không hơn gì những cuộc bầu cử trước - với những người thắng cử đã
được chỉ định từ lâu trước khi bỏ phiếu, một nhóm đối lập nhỏ xíu giả vờ
tranh đấu trong khi các ứng cử viên đối lập thật sự không được phép
tranh cử, các ủy ban bầu cử tạo ra các kết quả cần thiết, và các nhà
quan sát ngắn hạn Phương Tây xác nhận rằng trong Ngày bầu củ, trừ vài sự
kiện nhỏ bé còn nói chung mọi sự đều ổn cả.
Cỗ
xe hai ngựa của nước Nga đã chứng tỏ rằng họ sẽ sớm quyết định ai trong
số họ sẽ làm tổng thống trong nhiệm kỳ sáu năm mới được quy định hay
thậm chí hai nhiệm kỳ kế tiếp. Chẳng có ai hỏi ý kiến nhân dân Nga,
những người dở sống dở chết sẽ ra các địa điểm bỏ phiếu để tạo bức tranh
thích hợp cho truyền hình. Đó là cách mà tập đoàn thống trị Nga hiểu về
dân chủ.
Thật
ra những người cầm quyền Nga để cho công cụ của họ, những cuộc “bầu cử”
của đất nước này không khá hơn chút nào so với cuộc biểu diễn gần đây ở
Belarus.
Và nếu điều đó xảy ra, nước Nga sẽ mất đi cơ hội cuối cùng của nó để có
một cuộc trở về hòa bình con đường bình thường của phát triển dân chủ.
Có
thể làm được gì? Chúng tôi kêu gọi các lãnh đạo Phương Tây hãy thôi cái
chính sách “ôm hôn” thực dụng của họ, thôi ve vãn các nhà cai trị nước
Nga - hành vi không mang lại chút lợi lộc nào cho Phương Tây mà tạo ra ở
nước Nga ấn tượng rằng chế độ Putin là một chế độ tử tế, giống như bất
kỳ chế độ nào khác trong thế giới dân chủ.
Điều
này không chỉ là chọn những người phát ngôn chủ đạo giỏi hơn cho những
sự kiện quốc tế quan trọng. Nó có nghĩa là các lãnh đạo Phương Tây hãy
thôi nhắm mắt trước việc các lãnh đạo Nga không tuân thủ các nghĩa vụ
quốc tế, đặc biệt liên quan đến bầu cử tự do và công bằng và những quyền
con người cơ bản. Nó có nghĩa là Phương Tây nên thôi chào đón các nhà
cai trị Nga như ngang hàng, tạo cho họ thế hợp pháp mà họ rõ ràng không
xứng đáng. Nó có nghĩa là Phương Tây nên bắt đầu vạch trần thực tế tham
nhũng của giới quyền uy nước Nga, khả năng chúng tìm nơi gửi gắm của cải
ăn cắp được và rời nước Nga để sống cuộc sống phong lưu ở các nước
Phương Tây là một trong những cột trụ bền vững của chế độ. Nó có nghĩa
là các nước Phương Tây nên đưa ra những hình phạt đúng mục tiêu để trừng
trị những quan chức trực tiếp lạm dụng các quyền của đồng bào họ.
Điều
này không đơn giản. Những biện pháp như thế sẽ bị chống đối mãnh liệt
bởi phe nhóm Putin, bởi số khách hàng đang tăng lên của tập đoàn quốc
doanh Gazprom-Rosneft, và bởi một số doanh nghiệp mong được làm ăn êm
thấm, nếu có mờ ám, với chính quyền Nga. Nhưng những nguyên tắc này thì
không thể nhân nhượng chút nào hết.
Là
những người lãnh đạo của phe đối lập dân chủ thống nhất Nga, chúng tôi
khẩn thiết kêu gọi Phương Tây hãy ngừng làm suy yếu sự nghiệp của chúng
tôi và cam kết làm theo chính những nguyên tắc làm cơ sở cho xã hội
Phương Tây. Chúng tôi tin chắc chúng tôi có thể đạt được mục tiêu của
chúng tôi thông qua quá trình tự do và dân chủ bình thường, miễn là
chúng tôi có được những điều này phục hồi trong đất nước chúng tôi.
Các tác giả là đồng chủ tịch Đảng Tự do của Nhân dân Nga.
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2011/02/20/AR2011022002548.html?hpid=opinionsbox1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét