Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Chúng ta đang yêu con hay phá hủy cuộc đời chúng?

Tương Giang (dịch)

Bạn có thể cho con bạn sống trong một căn nhà rộng, ăn những bữa ăn ngon, học đàn dương cầm và xem một máy TV lớn. Nhưng khi bạn ra sân cắt cỏ, hãy để cho con bạn nhúng tay vào để biết sự cực nhọc khi phải làm việc ấy.


Một cậu thanh niên có trình độ học vấn cao, thành phần ưu tú, đi xin việc trong ngành quản trị tại một công ty lớn. Anh qua khỏi chặng phỏng vấn đầu tiên; người giám đốc phụ trách cuộc phỏng vấn cuối cùng và sẽ là người quyết định có nên mướn cậu hay không. Ông ta thấy trong học bạ của cậu thanh niên tòan điểm xuất sắc, từ những năm trung cho đến cao học. Không có năm nào xuống thấp.

Người giám đốc hỏi: "Thế anh có lãnh học bổng gì không?"

Cậu trả lời: "Không".

Người giám đốc hỏi: "Có phải cha anh đã trả mọi học phí phải không?"

Cậu thanh niên trả lời: "Cha tôi đã qua đời khi tôi vừa được một tuổi, chính mẹ tôi là người trả học phí cho tôi".

Người giám đốc hỏi: "Thế mẹ cậu làm việc ở đâu?"

Cậu thanh niên trả lời "Mẹ tôi làm nghề giặt đồ mướn".

Người giám đốc bảo cậu thanh niên đưa hai bàn tay cho ông xem, cậu thanh niên đưa hai bàn tay ra, da dẻ mịn màng không sứt mẻ gì. Người giám đốc hỏi "Thế có bao giờ cậu giúp mẹ cậu giặt giũ gì không?"

Cậu thanh niên trả lời: "Không bao giờ, mẹ tôi muốn tôi học hành và đọc thêm nhiều sách, và hơn nữa, mẹ tôi có thể giặt giũ nhanh hơn là tôi làm"

Người giám đốc nói: "Tôi có một yêu cầu, khi cậu trở về nhà hôm nay, hãy đi giúp mẹ cậu và rửa hai bàn tay của bà, và hãy đến gặp tôi vào sáng ngày mai".

Người thanh niên cảm thấy cơ hội được việc làm của cậu gần như chắc chắn, khi về đến nhà cậu vui sướng muốn gặp mẹ để rửa tay cho bà. Người mẹ của cậu lấy làm lạ, vừa sung sướng nhưng cũng hơi sợ hãi, bà đưa hai bàn tay ra cho con.

Cậu con trai rửa hai bàn tay của mẹ một cách chậm rãi. Trong khi rửa bàn tay của mẹ, những giọt nước mắt rơi xuống. Đây là lần đầu tiên cậu khám phá ra bàn tay mẹ thật nhăn nhúm, và có nhiều vết trầy xước sâu trên da.Có vài vết thương đã làm bà đau đớn đến nỗi bà run lên mỗi khi nhúng tay vào nước.

Đây là lần đầu tiên cậu thanh niên nhận ra và cảm nghiệm được rằng chính đôi tay này đã giặt giũ mỗi ngày để kiếm tiền nuôi mình ăn học. Những vết thương trên bàn tay là cái giá mẹ anh phải trả để cho anh tốt nghiệp đại học, để đạt được những điểm cao trong các kỳ thi cử, và có lẽ cả tương lai của cậu đều tùy thuộc vào hai bàn tay này. Sau khi rửa xong hai bàn tay của mẹ, cậu thanh niên lẳng lặng giặt tiếp cho mẹ số quần áo còn lại. Đêm ấy hai mẹ con nói chuyện với nhau mãi đến khuya.

Sáng hôm sau cậu lại đến văn phòng gặp người giám đốc. Thấy những giọt lệ long lanh trong đôi mắt của cậu thanh niên, ông hỏi: "Anh có thể thuật tôi nghe những gỉ anh đã làm và học được tại nhà ngày hôm qua hay không?".

Cậu thanh niên trả lời: "Tôi rửa tay cho mẹ tôi và giặt số quần áo còn lại cho mẹ tôi".

Người giám đốc nói: "Anh vui lòng kể tôi nghe cảm tưởng của anh như thế nào?"

Cậu thanh niên nói: Điều thứ nhất: tôi đã hiểu thế nào về sự cảm kích; không có mẹ tôi thì đã không có một thanh niên thành công trong học vấn như tôi ngày hôm nay.

Điều thứ hai: tôi đã biết làm việc chung với mẹ tôi ra sao, rất khó khăn để có thể hoàn tât một công việc.

Điều thứ ba: tôi đã hiểu tầm quan trọng và sự thiêng liêng của những mối quan hệ trong gia đình.

Người giám đốc nói: "Đấy chính là điều tôi đòi hỏi. Tôi muốn mướn một nhân viên biết cảm kích về sự giúp đỡ của kẻ khác, một người có thể cảm thông được những nhọc nhằn mà người khác trải qua để hoàn thành công việc của họ, một người không theo đuổi tiền bạc như một cứu cánh duy nhất của cuộc đời, và như vậy mới đúng là người quản trị mà tôi đòi hỏi. Bạn đã được chấp nhận vào cong ty!"

Về sau, người thanh niên trẻ này làm việc rất siêng năng và được thuộc cấp nể nang. Mỗi nhân viên đều chuyên cần làm việc trong tinh thần đoàn kết, do đó công ty đã có nhiều thành quả tiến triển vượt bực.

Một đứa trẻ được cha mẹ cưng chiều và cho mọi thứ nó đòi hỏi sẽ phát triển một tinh thần "Muốn Gì Được Nấy", coi mình trên hết. Nó không biết được những sự vất vả của cha mẹ. Khi lớn lên và đi làm việc, nó giả định là mọi người đều phải nghe theo nó, và khi thành một quản lý hay giám đốc, nó sẽ không biết được những nhọc nhằn của những người thuộc cấp và luôn luôn đổ thừa họ khi có những việc không ưng ý.

Đối với những hạng người này, có thể họ đạt thành tích về học vấn, thành công trên đường đời trong một giai đọan nào đó, nhưng họ không thực sự cảm thấy thỏa mãn trong sự nghiệp của mình, họ sẽ lầm bầm và đầy sự ganh ghét, và họ sẽ tranh đấu để dành lợi lộc nhiều hơn. Nếu chúng ta là lngười cha người mẹ cưng chiều con, chúng ta đã thực sự yêu nó hay vô tình phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ?

Bạn có thể cho con bạn sống trong một căn nhà rộng, ăn những bữa ăn ngon, học đàn dương cầm và xem một máy TV lớn. Nhưng khi bạn ra sân cắt cỏ, hãy để cho con bạn nhúng tay vào để biết sự cực nhọc khi phải làm việc ấy. Sau bữa ăn hãy để nó tự rửa lấy chén bát cùng với anh chị em của nó. Đó không phải vì bạn không đủ tiền mướn người giúp việc, nhưng chỉ vì bạn yêu con bạn đúng cách. Bạn muốn chúng hiểu rằng dù cha mẹ chúng có giàu đến đâu, nhưng một ngày kia tóc cũng điểm hoa râm trong mùa thu của cuộc đời giống như người mẹ của cậu thanh niên kia.

Điều quan trọng nhất là con của bạn phải biết cảm kích những lao khổ của người khác và phải từng trải qua những khó khăn của cuộc sống. Và nó phải học hỏi để có một khả năng biết làm việc chung với những người khác thì mới mong thu được thành quả cho những đề án nào đó.

Đã đăng trên Vietnamnet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét