Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Stenio Solinas: Nói rằng Stalin khác Hitler là sai!

Phạm Nguyên Trường dịch

Dùng con mắt của luật pháp để đọc lịch sử không phải là việc hay, mà đem phân tích theo kiểu tòa án hình sự các tiến trình lịch thì còn dở nữa. Trong những ngày, khi mà Liên hiệp châu Âu thảo luận rồi sau đó bác bỏ việc đánh đồng những nạn nhân của Holocost (Vụ đàn áp và giết hại người Do Thái của chủ nghĩa Nazism) với những nạn nhân của các vụ đàn áp của Stalin, nghĩa là đánh đồng chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa xã hội dân tộc (Nazism), tôi đã vào thư viện và đọc cuốn Koba khủng khiếp của Martin Amis, do nhà xuất bản Einaudi ấn hành cách đây vài năm.

Tôi không tin vào việc hình sự hóa chính trị, tôi coi thường cách tiếp cận theo lối phân tâm, được thể hiện dưới hình thức những bài viết của các nhà sử học, cũng như những bài phân tích tâm thần chủ nghĩa xã hội dân tộc không bao giờ thuyết phục được tôi, tôi cũng bàng quan trước những bài phân tích chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Stalin được tiến hành trên những tiêu chí như thế. Nhưng cuốn sách này đặc biệt đến nỗi đã buộc tôi phải thay đổi quan niệm. Amis không phải là một nhà sử học, ông là một nhà văn người Anh, con của Kingsley Amis, một người cộng sản khét tiếng trong những năm 30 và 40 của thế kỉ trước, nhưng lại là người chống cộng đầy nhiệt tình trong suốt hai mươi năm tiếp theo. Chủ nghĩa cộng sản của ông là hiện tượng trí tuệ mang đầy màu sắc Anglo-Saxon, dựa trên kinh nghiệm và thực tiễn. Marin Amis, sinh năm 1949, theo một nghĩa nào đó thì đã được tiêm liều thuốc làm cho ông phải lặp lại kinh nghiệm của chính cha mình, nhưng thời trai trẻ của ông trùng với sự thăng hoa mới, tuy chóng tàn, của chủ nghĩa cộng sản, điều đó được thể hiện trong những cuộc phản đối vô chính phủ và phong trào đấu tranh đòi giải phóng cho các nước Thế giới Thứ Ba. Tất cả những điều đó làm cho ông trở thành chứng nhân đáng tin cậy của thời và ảnh hưởng của học thuyết đó trong những năm này.

Tác phẩm đã nói được điều gì đặc biệt về Kobe khủng khiếp để độc giả phải quay trở lại với đề tài mà không cần đến sự sụp đổ của bức tường Berlin họ cũng đã đánh giá được cái sự không tưởng đấy tiêu cực của thế kỉ XX này rồi? Amis đã chỉ ra được yếu tố chính, cho phép giải thích gần sáu mươi năm thành công và quyến rũ của chủ nghĩa cộng sản đối với người dân Nga và cả những người nằm bên ngoài biên giới của nó: đấy là một cuộc thí nghiệm do một nhóm các nhà cách mạng chuyên nghiệp - những trí thức tiền phong, những người tự đối lập mình với toàn bộ xã hội - tiến hàng đối với một đất nước sằn sàng hi sinh. Nhằm biện hộ cho sự ưu việt về mặt “đạo đức” của chủ nghĩa cộng sản so với chủ nghĩa xã hội quốc gia, người ta thường nói rằng khác với chủ nghĩa xã hội quốc gia, dưới chế độ cộng sản không có việc tiêu diệt một cách có hệ thống một sắc dân nào, không đàn áp một dân tộc cụ thể nào, nhưng người ta lại quên nói thêm rằng đã xảy ra một hiện tượng khủng khiếp hơn, mà cụ thể là: tiêu diệt bằng bạo lực tất cả những gì không phù hợp với hệ tư tưởng của nhà cầm quyền. Chủ nghĩa cộng sản không giết người Do Thái chỉ vì họ là người Do Thái, mà nó tiêu diệt toàn bộ nước Nga: nó giết tầng lớp trí thức, nghĩa là tiêu diệt các chuyên gia, các kĩ sư, các giáo sư, các doanh nhân, điền chủ, nông dân, nhà buôn, nghĩa là giết tất cả, không phụ thuộc vào địa vị xã hội của họ, chỉ vì họ là hoặc bị nghi ngờ là thù địch hoặc bàng quan đối với đường lối mới. Đấy là vụ giết tróc dựa trên bạo lực, tố cáo, lừa bịp; vụ giết tróc này chỉ có thể xảy ra vì trong xã hội đã hoàn toàn không còn lòng thương hại và sự đồng cảm. Những mối quan hệ gia đình, bạn bè hay đẳng cấp, thậm chí phong tục đã không còn ý nghĩa gì; chỉ còn lại sự tuân phục tuyệt đối hệ tư tưởng và chính quyền, một chính quyền đang tìm mọi cách nhằm xây dựng xã hội cộng sản trên toàn bộ hành tinh. Trả lời cho một luận điểm sáo mòn là mục đích biện minh cho phương tiện hay mục đích tốt đẹp đã bị những biện pháp không phù hợp xuyên tạc, Amis đưa ra nhận xét sáng suốt như sau: “Không thể nào hiểu nối, làm sao mà ý tưởng cho rằng có thể đi qua địa ngục để đến thiên đường có thể sống nổi, dù chỉ một phút, nếu đấy là những người có tư duy lành mạnh. Cứ giả sử “thiên đường”, như Trotsky hứa, bỗng nở hoa kết trái trên những đống tro tàn do cuộc nội chiến trước năm 1921 để lại. Nếu biết trước rằng hàng triệu người đã chết trong công cuộc tạo dựng những thiên đường như thế, thì ai là người muốn sống trong đó? Thiên đường mà phải trả giá như thế thì không còn là thiên đường nữa. Người ta nói rằng mục đích biện minh cho phương tiện, nhưng ở Liên Xô thì người ta chỉ tìm được một thứ duy nhất: đấy chính là phương tiện. Có một mâu thuẫn trong lòng mâu thuẫn: người không tưởng, hướng đến sự hoàn thiện, nhưng ngay ở đầu con đường sự nghiệp của mình anh ta đã cảm thấy vô cùng tức tối và giận dữ trước sự bất toàn của chính bản chất của con người. Nadezhda Mandelshtam (phu nhân của thi sĩ Mandelshtam nổi tiếng – ND) đã nói về sự càn rỡ của những người bolshevik, sự thiếu tự tin và thù hằn khủng khiếp và sự tuyệt vọng cũng khủng khiếp của họ.

Điều này cũng giải thích một điểm nữa, rất đặc trưng cho chủ nghĩa toàn trị Mác-Lê Nin. Chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa xã hội dân tộc rất tàn nhẫn đối với đối thủ, nhưng sự tàn nhẫn của họ được thể hiện trong việc tiêu diệt về mặt thể xác. Còn những người bolshevik thì bao giờ cũng tiêu diệt về mặt tư tưởng trước khi giết. Họ không hài lòng khi thấy xác chết đã khuất phục, họ cần linh hồn khuất phục cơ. “Thú tội”, “các phiên toàn” là nhằm mục đích đó, buộc người ta phải công nhận sai lầm, phải chuộc tội và công nhận tính chính nghĩa của những người bolshevik: tôi không chỉ công nhận tội lỗi của mình, tôi ghê tởm con người của chính mình, tôi đề nghị trừng phát tội lỗi của mình...

Cơ cấu của hệ thống đó chỉ có thể tồn tại được nếu sự tàn nhẫn là tuyệt đối, và mọi người đếu tin rằng tàn nhẫn là không tránh khỏi. Chính việc quân sự hóa toàn bộ đời sống xã hội, biến tất cả các thành viên của xã hội thành những người chiến sĩ và người bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa và như thế cũng có nghĩa là thành những tên gián điệp, những tên chỉ điểm, những kẻ bán rẻ tất cả mọi người và mọi thứ, mới có thể làm cho chế độ đó tồn tại trong nhiều năm liền. Ngay khi bầu không khí đó dịu đi, ngay khi sự căng thẳng phi nhân tính đó lắng lại – sự căng thẳng như thế không thể kéo dài quá một thế hệ – thì sẽ có khủng hoảng và chế độ bắt đầu tan rã. Như Solzhenitsyn đã viết, chính “sức mạnh phi nhân, châu Âu không thể nào tưởng tượng được” là cơ sở cho sự tồn tại lâu dài của chế độ đó. Nhà sử học Robert Conquest giải thích rằng “người ta thường không tin là Stalin đã làm những việc như thế vì không thể nào tin là lại có sự dã man đến như thế. Phương pháp của ông được xây dựng trên những hành động mà trước đây bị coi là không thể tưởng được cả về mặt đạo đức lẫn thể xác”.

Tác phẩm của Amis kể cho ta nghe về một cố gắng nhân tạo trong việc tạo ra “con người mới” phi nhân, một người không còn những đặc điểm của đời sống văn minh, đấy chỉ là một cỗ máy đã lập trình của nhà nước toàn trị, cỗ máy sẵn sàng làm tất cả để phục vụ cho ý tưởng, kể về một xã hội bình đẳng theo kiểu trại lính, đã biến thành một nghĩa địa đấy ám khí.

Sự khó tin của thí nghiệm cho phép người ta giải thích nó, nhưng không thể tha thứ được cho sự tán đồng nó ở phương Tây. Ngày 7 tháng 4 năm 1935 trên tờ Sự Thật [Cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Liên Xô – ND) người ta đã công bố bộ luật cho phép áp dụng đối với trẻ con từ mười hai tuổi (12) trở lên tất cả các biện pháp ngăn chặn tội phạm, kể cá tử hình. Amis cho rằng luật này nhắm hai mục tiêu: “Một – về mặt xã hội – thúc đẩy tiến trình tiêu diệt những trẻ em mồ côi và lang thang, do chính chế độ đẻ ra. Mục tiêu thứ hai – về mặt chính trị – tạo áp lực dã man lên những người đối lập cũ, trong đó có Kamenhev và Zinoviev, những người có con khoảng tuổi đó. Chẳng bao lâu sau những người này cùng với gia đình họ đã bị giết. Luật ngày 7 tháng 4 năm 1935 là bản chất của chủ nghĩa xã hội phát triển. Xin hãy tưởng tượng cú đấm của một võ sĩ có đeo găng vào chính mặt bạn”. Thế mà Đảng cộng sản Pháp, khi buộc phải bình luận về đạo luật này, đã coi nó là công bằng. Đúng là trong chủ nghĩa xã hội trẻ con lớn rất nhanh… Câu nói đùa này có thể làm người ta mỉm cười: nhưng đằng sau nụ cười đó là “hai mươi triệu người đã chết”, như phụ đề của tác phẩm Koba khủng khiếp. Có thể so sánh chủ nghĩa xã hội quốc gia với chủ nghĩa cộng sản hay không? Đây là câu hỏi dành cho Cộng đồng châu Âu.

Dịch từ tiếng Nga trên Inosmi.ru

Nguyên bản tiếng Ý trên: Che errore fare differenze

0 nhận xét:

Đăng nhận xét