Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013
Tini Tran – Trung Quốc hạn chế báo chí đưa tin về biểu tình ổ Ai Cập
10:52
Hoàng Phong Nhã
No comments
Phạm Hải dịch
Bắc
Kinh (AP) — Những cuộc biểu tình ở Ai Cập là xoay quanh chuyện bầu cử
tự do và hạ bệ một nhà độc tài ngồi ghế đã lâu phải không? Theo hệ thống
truyền thông nhà nước của Trung Quốc thì không phải thế. Báo chí Trung
Quốc đang mô tả những sự kiện đó như một dạng hỗn loạn đi kèm với thứ
dân chủ kiểu phương Tây.
Những
cuộc nổi dậy gần đây ở Ai Cập và Tunisia, không còn nghi ngờ gì nữa,
đang làm cho nhiều chế độ độc tài trên khắp thế giới phải “tạm dừng”.
Nhưng không nơi nào tỏ ra quyết tâm kiểm soát thông điệp đằng sau các sự
kiện ấy như Trung Quốc.
Báo
chí chỉ có thể đăng tải những tin bài về phong trào phản đối lấy nguồn
từ cơ quan truyền thông chính thống là Tân Hoa Xã. Đó là một chính sách
thường được sử dụng đối với những vụ việc mà chính quyền coi là nhạy
cảm. Cơ quan kiểm duyệt đã chặn mọi đường tìm kiếm cụm từ “Ai Cập” trên
các trang mạng xã hội, và mọi lời bình luận nào của người dùng mà có rút
ra điều gì tương tự cho Trung Quốc, thì đều bị xóa sạch khỏi các diễn
đàn Internet.
Mặc
dù những người phản đối có rất ít cơ hội khuấy động biểu tình ở Trung
Quốc, song mức độ đảng cộng sản cầm quyền kiểm duyệt hoạt động đưa tin
về vụ việc cho thấy rõ ràng họ thận trọng đến thế nào đối với bất kỳ
nguồn bất ổn tiềm tàng nào có thể đe dọa quyền lực của mình.
Zhan
Jian, Giáo sư ngành khoa học chính trị, thuộc khoa Truyền thông, Đại
học Thanh niên Trung Quốc, cho biết: “Tất nhiên, chính quyền không muốn
thấy comment nào về các cuộc biểu tình cả, bởi vì họ muốn có sự ổn
định”.
Ở
những nơi khác, các nhà lãnh đạo độc tài từ Madagascar đến Iran đều đã
phủ một mạng lưới nhện bít bùng lên phong trào phản đối tại Ai Cập và
Tunisia, nhằm che đỡ cho vị trí quyền lực của họ.
Ở
vài nước như Ả-rập Xê-út, Guinea Xích đạo và Bắc Triều Tiên, giới
truyền thông dường như thi hành chính sách lờ sự kiện đi, bằng cách nhắc
tới thật ít hoặc bỏ qua, không đề cập. Nhiều nơi nữa thì sử dụng báo
chí để củng cố thông điệp của mình.
Đài
truyền hình nhà nước ở Bờ Biển Ngà chiếu cảnh cướp bóc ở Tunisia, diễn
giải rằng đó là cái giá phải trả của việc lãnh đạo của đất nước bị hạ
bệ. Bối cảnh dẫn đến việc đó thì không được nhắc tới. Hai tháng sau khi
thất cử, Tổng thống Bờ Biển Ngà vẫn không chịu rời nhiệm sở.
Ở
Zimbabwe, báo chí trung thành với vị Tổng thống đã ngồi ghế quá lâu,
Robert Mugabe, thì khắc họa các cuộc phản đối như là phong trào chống đế
quốc, như một cuộc nổi dậy chống lãnh đạo Ai Cập bởi ông ta thân Mỹ.
“Đó chính xác là những gì đang xảy ra khi chính quyền tối cao dùng dạ
tiệc với quỷ sứ” – Daily Mail, tờ báo quốc doanh, viết.
Nhưng
người Zimbabwe vẫn còn có thể tụ tập quanh tivi ở các câu lạc bộ thể
thao hay quán bar, những chiếc tivi đã chuyển từ chương trình thể thao
quen thuộc sang những bản tin tổng hợp về phong trào phản đối, phát sóng
trên kênh Al-Jazeera và các kênh tin tức vệ tinh khác.
Ở
Trung Quốc thì không thế. Tại nơi này, CNN và BBC không được hiện diện
rộng rãi, và nhiều người dân chỉ có thể nhận được phiên bản của sự kiện
thông qua các kênh của chính phủ.
Những
tin bài ấy chỉ tập trung vào sự hỗn loạn, và phớt lờ lời ca thán của
những người biểu tình về độc tài, tham nhũng – cả hai đều là các vấn đề
nhạy cảm ở Trung Quốc. Báo chí cũng nhấn mạnh việc chính phủ đã cử vài
chuyên cơ tới cứu những người Trung Quốc đang bị kẹt ở nơi đó.
Trên
mạng, đánh từ khóa “Ai Cập” lên mạng xã hội, những trang thu hút hàng
triệu người sử dụng, và bạn sẽ nhận được thông báo sau: “Thể theo các
điều luật, quy định và chính sách phù hợp, kết quả tìm kiếm không được
hiển thị”.
Hôm
thứ ba vừa rồi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi đưa ra lời phủ
nhận thường lệ của chính phủ về việc Internet bị kiểm duyệt, nói rằng:
“Internet ở Trung Quốc rất cởi mở”.
Nhưng
cả Twitter và Facebook đều bị chặn ở Trung Quốc, và các chủ đề nhạy cảm
thường xuyên bị quét sạch khỏi mạng nhờ một hệ thống kiểm soát Internet
rất đắt đỏ ở đất nước này, gọi là Vạn Lý Hỏa Thành.
Theo
ông Jeremy Goldkorn, chủ trang mạng Danwei.org, một website theo dõi
báo chí và Internet ở Trung Quốc, thì các nỗ lực của Trung Quốc nhằm hạn
chế phản biện và thanh lọc hoạt động báo chí lặp lại cung cách họ xử lý
thông tin về những cuộc biểu tình hàng loạt trước đây.
“Họ
phản ứng cũng gần hệt như thế khi các cuộc cách mạng màu bùng nổ ở Đông
Âu” – ông nói. “Mục tiêu của phản ứng này là nhằm làm người dân không
thể thấy có sự tương đồng nào với Trung Quốc và không thể thấy đó là một
phần của phong trào nhân dân toàn cầu”.
Một bài xã luận trên tờ Global Times, tờ báo quốc doanh, nói rằng những cuộc nổi dậy như thế sẽ không đem lại dân chủ thực sự.
“Dân
chủ đã được nhiều người chấp nhận như là một khái niệm chung. Nhưng nói
về hệ thống chính trị, thì mô hình phương Tây chỉ là một trong một số
lựa chọn. Cần thời gian và nỗ lực để dân chủ có thể được ứng dụng ở
những nước khác nhau, mà không kéo theo sự hỗn loạn do cách mạng gây
ra”, tờ báo viết trong số ra hôm chủ nhật.
Hai
ngày sau, cũng tờ báo này đập cho Mỹ một nhát vì đã hậu thuẫn cho các
chính quyền độc tài để duy trì lợi ích của Mỹ ở Trung Đông. Tờ báo nói
rằng việc làm đó của Mỹ “mâu thuẫn với cái nền chính trị được gọi là dân
chủ của họ”.
Thông điệp của Trung Quốc đến chính người dân họ đã quá rõ ràng, theo ông Goldkorn.
“Quan điểm của chính quyền Trung Quốc là: hỗn loạn rất có hại cho một đất nước đang phát
triển. Hãy nhìn điều gì xảy ra khi người ta xuống đường” – ông Goldkorn
nói. “Tờ Global Times đóng khung tất cả mọi thứ vào một câu rằng “đấy
là mối họa của dân chủ kiểu phương Tây”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét