Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Nước Nga và một thế hệ đã mất

Sau khi những kẻ cầm quyền thốt lên những lời thần thánh: chủ nghĩa đa nguyên, tự do dân chủ..., thì cánh cửa mở toang trước các phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta. Và khái niệm tự do cao cả đã bị biến thành sự vô chính phủ đầy thô bỉ.
Nhà văn Yury Bondarev là một trong những nhân vật gạo cội cuối cùng trở về từ cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại và sống đến tận hôm nay. Ông đã viết nhiều về cuộc chiến tranh này.
Yury Bondarev sinh ngày 15.3.1924 ở thành phố Orsk, tỉnh Orenburg. Ông đã tham gia chiến tranh với cấp bậc thiếu uý. Tốt nghiệp Trường pháo binh Chkalov và Trường viết văn Moskva. Ông nổi tiếng với những tác phẩm viết về chiến tranh như: “Các tiểu đoàn xin tiếp viện”, “Loạt đạn cuối cùng”, “Sự im lặng”, “Tuyết bỏng”... Yury Bondarev là anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa Liên Xô, hai lần được tặng huân chương Lenin, huân chương Cách mạng tháng Mười, huân chương Lao động Cờ đỏ, huân chương Chiến tranh vệ quốc hạng hai và nhiều huân, huy chương khác.
Năm 1994 khi từ chối nhận huân chương Hữu nghị các dân tộc nhân kỉ niệm sinh nhật lần thứ 70 của mình, trong bức điện gửi Tổng thống Nga B. Eltsin ông viết: “Hiện nay điều đó sẽ không giúp ích gì cho sự đoàn kết tốt đẹp và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên đất nước vĩ đại của chúng ta”.
Nhà văn Yury Bondarev hiện nay rất ít khi xuất hiện trước công chúng. Cuộc trò chuyện sau đây với phóng viên báo “Luận chứng và Sự kiện” là một trong những trường hợp hiếm hoi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
- Hiện nay tôi viết ít: sau khi mổ mắt bác sĩ cấm viết. Tôi nóng lòng chờ đợi ngày kết thúc cách li kiểm dịch, lúc đó sẽ nghiêm túc ngồi ngay vào bàn viết cuốn tiểu thuyết mà ý tưởng chính là sự phát triển đầy bi thảm của xã hội chúng ta. Cần phải viết về hiện thực nước Nga thế kỉ XX và XXI. Theo tôi, hiện nay phần lớn chúng ta đánh mất trí tưởng tượng, nghĩa là đánh mất tình cảm. Xã hội hiện đại chỉ quan tâm tới những mục đích thực dụng, những ý nghĩ về vật chất.
- Nhưng đấy là hậu quả. Xin ông cho biết nguyên nhân của tình trạng đó?
- Sau khi những kẻ cầm quyền thốt lên những lời thần thánh: chủ nghĩa đa nguyên, tự do dân chủ..., thì cánh cửa mở toang trước các phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta. Và khái niệm tự do cao cả đã bị biến thành sự vô chính phủ đầy thô bỉ. Từ “tình yêu” - một trong những trạng thái tình cảm thiêng liêng, thánh thiện mà nhân loại đã nhận được và đã đặt vào đó một nội dung tình cảm và thể xác trong sáng nhất bị thay bằng từ “sex” tầm thường và hời hợt.
Sự dâm ô hiện nay ngự trị tuyệt đối trên truyền hình, sân khấu, văn học. Có biết bao những vụ sát nhân, những sự đồi bại ghê tởm, những điều quái dị mà chúng ta nhìn thấy trên màn ảnh nhỏ! Con cái chúng ta đang bị hư hỏng, nhân dân ta một thời vốn cực kì trong sáng đang bị truỵ lạc hoá một cách trắng trợn. Những người bạn cùng tuổi của tôi trở về từ mặt trận, đi qua tất cả, qua địa ngục, qua máu, mồ hôi, hy sinh và những chiến thắng không dễ dàng, họ không dám hôn một cô gái. Mà đó là những chàng trai gan dạ, mạnh mẽ, cường tráng, dạn dày chinh chiến, đạn bom, đã nhiều lần giáp mặt với cái chết.
Hiện nay không có những con người như vậy. Thế hệ chúng tôi đã bị diệt vong, chỉ còn lại một vài người, và cay đắng thay, nó, thế hệ chúng tôi đã gánh trên vai chiến thắng của toàn nhân loại và đã cứu cả thế giới. Nhưng nhân loại không phải lúc nào cũng biết ơn.
Văn học thời Xô viết nhìn chung là một nền văn học trung thực. Và nó đã giáo dục nên những chàng trai 17 tuổi đi ra mặt trận, không làm ô nhục mảnh đất Nga và tình yêu đối với cha, mẹ mình. Không, chúng tôi không phải là thánh nhân, nhưng vào những năm đó người ta đã biết tác động vào chúng tôi bằng một tình cảm ái quốc lớn. Chúng tôi không phải xung trận với những câu khẩu hiệu trong tay.
Chúng tôi không bị áp đặt bởi khẩu hiệu báo chí bán chính thức, nhưng chúng tôi là những người yêu nước không cần lời hoa mĩ. Hiện nay người ta đã và đang cố tình xúc phạm uy tín của lòng yêu nước: một số nhà yêu nước nào đó đã bị lôi kéo vào những công việc không mấy tốt đẹp, cùng với tiếng sột soạt của tiền giấy trong tay; những nhà yêu nước này nhảy như sóc từ chiến tuyến này sang chiến tuyến khác.
Thị hiếu của bạn đọc đã hỏng đến mức không thể chịu nổi, và trước hết là ngôn ngữ trong các tác phẩm của người “Nga mới”. Dòng thác sách xa lạ với văn học nghiêm túc đổ sụp xuống đầu độc giả. Liệu có thể ngăn chặn điều đó không? Có thể. Theo tôi, cần phải xây dựng hệ thống kiểm duyệt sáng suốt. Không nên sợ nó. Không một cuốn tiểu thuyết nào của tôi được in mà không có sự kiểm duyệt. Hằng đêm liền chúng tôi ngồi với kiểm duyệt, uống cà phê, hút thuốc và tranh luận. Tôi sửa chữa vài ba câu, một số từ mà vẫn giữ lại nội dung đó. Hiện nay cái gì cũng được đem in.
- Phải chăng cung sinh ra cầu?
- Thật tai họa cho nền văn hoá của chúng ta. Tôi không nghĩ rằng người ta sẽ luôn luôn mua loại sách văn học như vậy. Những người bạn của tôi, các nhà khoa học nghiêm túc, nói về một thảm họa đang đe dọa thế giới của chúng ta. Nhà tiên tri Vanga cũng đã dự báo thảm họa đó vào năm 3000, các nhà khoa học còn dự báo sớm hơn nhiều.
Nhưng bao giờ cũng có hy vọng. Nếu cái đẹp cứu rỗi thế giới, như Dostoyevsky nói, thì cái đẹp đó trước hết là cái đẹp kì diệu, thánh thiện, cái đẹp của gương mặt Đức Mẹ đồng trinh, là tình mẫu tử dịu hiền và u buồn của Madona trong tranh của Raffaello, là sự bí ẩn, nụ cười Mona Liza của Leonardo da Vinci. Nhưng ngoài ra, cái đẹp đó còn bao gồm cả bí mật của sự sinh nở, vốn là điều kì diệu nhất trong tất cả những điều kì diệu, cho dù hiện nay chúng ta biết tới sinh sản vô tính.
Và điều cơ bản nhất là trong cái đẹp đó có ngôn từ, nó ẩn giấu tất cả niềm vui sướng, tất cả nỗi đau, tất cả niềm hy vọng, lòng nhân hậu, tất cả những gì biến con người thành con người. Nhưng đâu rồi cái ngôn từ vũ trụ gieo mầm hy vọng về sự bất tử của con người trên Trái đất ấy? Hiện nay chúng ta vẫn chưa có khả năng đoán biết nó.
- Điều gì ngăn cản chúng ta, thưa ông?
- Đó là một căn bệnh xuất hiện do tác động của ngôn từ xa lạ đối với nhân dân ta. Tôi có thể gọi căn bệnh đó là cơn sốt giàu. Khi một người nào đó nói với tôi: “Tôi muốn trở thành triệu phú!” - tôi hỏi: “Thế là thế nào?”. Bởi tất cải mọi của cải bất lương, nói như các nhà triết học, đều là đồ ăn cướp. Người ta trở nên giàu có là nhờ những người khác nghèo đi.
Tiền bạc chỉ cần ở mức độ mà nó có thể đảm bảo cuộc sống con người. Nhưng hiện nay khát vọng có tiền đã biến thành cuồng vọng. Điều này vô cùng cay đắng, bởi vì đồng tiền làm thay đổi, hư hỏng con người. Khi một kẻ ít văn hoá bỗng nhiên vớ được một đống tiền, anh ta không biết làm gì với nó. Sự giàu lên nhanh không chính đáng bao giờ cũng dẫn tới sự vô đạo đức và vô nhân đạo.
Tất cả mọi người đều nghĩ rằng chỉ có kinh tế cứu vãn chúng ta. Không. Đó là một sự nhầm lẫn không thể tha thứ được. Văn hoá mới cứu vãn chúng ta. Ngôn từ. Sách. Tạp chí. Báo. Truyền hình. Radio. Tuy nhiên hiện nay văn hóa đã xuống cấp đến nguy hiểm. Trong đó, văn hoá, rất nhiều gai, và đặc biệt chúng đâm vào một cách hết sức đau đớn, khi bạn bước xuống thấp dần theo bậc thang của nó.
- Nhưng nếu mọi người không muốn một nền văn hóa khác, họ thích trạng thái hiện nay của xã hội. Họ không muốn quay trở về với cái quá khứ mà trong đó, như ông nói, cả văn hoá, văn học đều tốt đẹp hơn, cao hơn, trong sáng hơn.
- Điều đó có thể xảy ra, vì vậy nó rất khủng khiếp. Nếu như mọi người hài lòng với trình độ văn hoá hiện nay, với “miếng bánh mì không bơ”, thì đó là một điều nguy hiểm nhất đối với xã hội.
Giai đoạn hỗn loạn diễn ra quá lâu trên đất nước chúng ta. Con người, những giá trị sống còn của họ đã thay đổi một cách khủng khiếp. Thanh niên hiện nay không biết gì về quá khứ của chúng ta. Cho dù hiện nay nhiều kẻ chau mày khi nói về một số vấn đề dưới thời Xô-viết, nhưng lúc bấy giờ tất cả chúng ta đã được học tập miễn phí, với một đồng lương nhỏ có thể sống tương đối sung túc và ăn bánh mì kẹp thịt với bơ.
Hiện nay người ta viết: “Thời ấy không có giò ăn”. Sao lại không? Bạn chỉ cần tới các cửa hàng thực phẩm và sẽ nhìn thấy không chỉ giò, mà cả giăm-bông Tambov. Xin hãy nhớ lại hệ thống dịch vụ y tế, vườn trẻ, nhà dưỡng lão, nhà an dưỡng tốt đến mức nào. 50% dân số có căn hộ riêng. Và tôi tự hỏi: thế hiện nay thanh niên chúng ta làm gì? Cần phải trả một khoản học phí rất lớn, tìm kiếm việc làm là cả một vấn đề.
Làm sao họ có thể xoay xở được? Mà tất cả hy vọng của chúng ta đều gửi gắm vào thanh niên. Liệu họ có thể vượt qua tất cả những vấn đề khó khăn đó để lại tham gia tích sực vào đời sống xã hội không? Ai sẽ giúp đỡ họ? Một tình cảm đồng chí, sự tương trợ lẫn nhau như ngày trước hiện nay không còn nữa. Mà để trở về với tất cả những cái đó, thì khác nào bạn đập vỡ một quả trứng rồi tìm cách gắn nó lại bằng keo dán. Không thể được. Nhưng dù sao hy vọng vẫn còn.
Theo NUOCNGA.NET

0 nhận xét:

Đăng nhận xét