Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐỂ TRUY TẦM "JESUS THẬT"

Giáo sư Dominic Crossan là người Ái Nhĩ Lan, tu sĩ dòng Servite, chịu chức linh mục năm 1957. Sau đó ông được giáo hội cử đi học tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh ở Rome và học thêm về Khảo cổ học tại Đại Học Jerusalem. Sau 12 năm nghiên cứu lịch sử đạo Kitô, thấy rõ được những sự thật lịch sử đã bị che dấu bởi những huyền thoại và các thủ đoạn bịp bợm của Vatican. Linh Mục Crossan đã cởi áo dòng viết sách, dạy đại học, thuyết trình trên các đài truyền thanh và truyền hình tại nhiều nước trên thế giới, với mục đích duy nhất là vạch ra cho mọi người thấy một phương pháp nghiên cứu lịch sử để tìm cho ra Chúa Jesus thật với những chứng tích có thật trong lịch sử (The Real Historic Jesus).
Năm 1991, Crossan cho ra đời tác phẩm đồ sộ tựa đề The Historical Jesus. Cuốn sách này mau chóng được các nước Âu Mỹ đón nhận và trở thành cuốn sách đứng đầu danh sách best-seller năm 1991. Cuốn thứ hai của ông: Jesus: A revolutionary Biography đứng hàng đầu danh sách best-seller năm 1994. Nhiều độc giả từ khắp năm châu tới tấp gửi thư hỏi ông về đủ mọi vấn đề liên quan đến Jesus. Ông đành phải viết cuốn Who is Jesus để trả lời chung cho độc giả (Harper-Colllins xuất bản 1996).
Giáo sư Crossan phân biệt hai Jesus: Jesus của niềm tin (Jesus of Faith) là đồ giả, chỉ có Jesus lịch sử là Jesus thật (The Real Jesus). Để truy tầm Jesus thật, chúng ta phải có phương pháp nghiên cứu lịch sử. Phương pháp đó có thể tóm tắt như sau:
1. Nghiên cứu bối cảnh xã hội và văn hóa trong đó Jesus sống (the cross social and cultural study). Bối cảnh đó là tổ chức xã hội Địa Trung Hải cách đây 2000 năm. Vào thời đó, xã hội Địa Trung Hải chỉ có hai giai cấp là "giai cấp thượng lưu có học thống trị" và "giai cấp dân quê thất học bị trị", tuyệt đối không có giai cấp trung lưu. Jesus không thuộc giai cấp thống trị vì nếu thuộc giai cấp này thì dù Jesus có can trọng tội cũng không bị đóng đinh. Khổ hình đóng đinh trên thập giá chỉ dành cho giai cấp bị trị mà thôi. Vậy "Jesus thật" là một dân quê thất học (illiterate peasant).
2. Nghiên cứu các tài liệu lịch sử học, chứ không phải là Kinh Thánh (historical study). Các tài liệu lịch sử đáng tin cậy là các sử liệu được thực hiện bởi các sử gia thuần túy không liên hệ gì đến tôn giáo, đặc biệt là sử gia La Mã gốc Do Thái Josephus.
3. Đối chiếu các văn bản (textual study) để phát hiện các điều mâu thuẩn nhờ đó tìm ra được đâu là chuyện thật, đâu là chuyện phịa hoặc xuyên tạc. Đây là một công việc khó khăn đòi hỏi người nghiên cứu phải kiên nhẫn và tỉ mỉ như một nhà khảo cổ hoặc nhà phân chất trong viện hóa học. Điều quan trọng hơn cả là tinh thần khách quan của một nhà sử học chân chính, chỉ có một thành tâm duy nhất là tái tạo hình ảnh Jesus một cách trung thực đúng theo những điều đã xảy ra trong quá khứ.
Giáo sư Crossan đã hiến 40 năm của cuộc đời ông cho công việc tìm kiếm và phác họa lại hình ảnh của Jesus thật. Tất nhiên hình ảnh thật của Jesus hoàn toàn khác với hình ảnh đã được mô tả trong Kinh Thánh vì nó chỉ đúng với bản chất thật của Ngài (the Essential Jesus) chứ không thể phù hợp với lòng ngưỡng mộ của những kẻ tôn thờ Ngài (not the cultic Jesus). Nếu những điều viết sau đây có làm phật ý những tín đồ đạo Kitô thì cũng chỉ là một điều ngoài ý muốn.
Điều quí trọng nhất trên đời này là "sự thật" chứ không phải là "điều chúng ta muốn nó phải là sự thật". Sau đây là 2 thí dụ điển hình về phương pháp nghiên cứu của giáo sư Crossan:
A) HUYỀN THOẠI GIÁNG SINH:
Mỗi lần đến mùa Noel, người ta bày hang đá với đèn ngôi sao, một máng cỏ có Chúa Hài Đồng Jesus, bà Maria quì gối chắp tay thờ lạy đứa con do mình mới đẻ ra. Ông Joseph có vẻ già nua, chống gậy đứng xa xa vì tự biết thân phận mình không có vinh dự được làm cha Thiên Chúa nên đành chấp nhận cái địa vị thấp bé nhất trong gia đình thánh (Holy Family). Ngoài hang đá lấp ló 3 ông vua từ phương Đông đến để dâng cúng hương liệu và quà cáp cho vị Thiên Chúa giáng trần. Sát bên máng cỏ có mấy chú mục đồng với mấy con bò, cừu và lừa đang lo hà hơi nóng sưởi ấm cho Chúa trong đêm đông lạnh lẽo. Phía trên hang đá có mấy tấm hình thiên thần ca hát "vinh danh Thiên Chúa trên trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm".
Đó là hoạt cảnh Noel được pha trộn tổng hợp từ hai cuốn Tân Ước của Mathew và Luke đầy ắp những hình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau. Hai cuốn Tân Ước khác của John và Mark thì chẳng nói gì về việc giáng sinh của Chúa cả.
Ta hãy so sánh song song những chuyện về Giáng Sinh kể trong 2 cuốn Tân Ước:
- Thiên thần hiện ra với Joseph báo tin vợ có mang.
- 3 vua theo sao lạ đi tìm chúa Hài Đồng.
- Chúa sinh trong nhà (in the house)
- 3 vua kể cho Herod nghe về việc Chúa sinh ra nên Herod ra lệnh giết các trẻ sơ sinh Do Thái.
- Josep đưa vợ con trốn sang Ai Cập để tránh Herod sát hại. Chỉ trở về Do Thái khi có lệnh của Thiên Thần. Sau đó Matthew quên luôn, không nói thánh gia trở về lại Do Thái khi nào.
- Thiên thần hiện ra với bà Mary.
- Không nói tới 3 vua, chỉ nói tới mục đồng. Không có sao lạ.
- Chúa sinh trong máng cỏ (manger) ở hang núi.
- Không nói tới Herod, nhưng lại nói gia đình Chúa về Nazareth vì có lệnh kiểm tra dân số toàn đế quốc (chuyện này không hề có)
-Sau khi sinh được 8 ngày, Mary và Joseph đưa Jesus đến đền thờ Jerusalem chịu phép cắt bì (circumcisation).
-Không trốn sang Ai Cập
-Không bị Herod săn bắt!
Hai cuốn Thánh Kinh đều được coi là chân lý tuyệt đối. Vậy cuốn nào nói đúng, cuốn nào nói láo hay cả hai đều phịa? Chẳng lẽ có hai chân lý trái ngược nhau? Vậy chân lý cuối cùng chỉ có thể là chuyện giáng sinh của Chúa chỉ là chuyện tầm phào bá láp. Matthew luôn luôn dẫn chứng cho những điều ông viết là những điều được tiên tri trong Kinh Thánh Do Thái (tức Cựu Ước) cốt để chứng tỏ Jesus là đấng Messiah (Kitô) thật. Chẳng hạn khi viết về việc Chúa Jesus Đức Mẹ Đồng Trinh được sinh ra, Matthew dẫn chứng lời tiên tri của Isaiah từ 800 năm trước (Isaiah 7:14). Nhưng khi tra cứu Cựu Ước thì thấy Isaiah dùng tiếng Hebrew "almah" có nghĩa là trẻ (young) chứ không hề có ý nghĩa đồng trinh (virgin).
Vào thế kỷ II sau Công Nguyên, triết gia Hy Lạp Cellus đã truy tầm lai lịch thật của Jesus và đã phát hiện việc bà Mary bị lính La Mã hiếp dâm. Theo triết gia Celsus thì thủ phạm hiếp dâm bà Maria là một người lính La Mã tên Panthera. Do tên người lính này mà dân Hy Lạp đã chế ra tĩnh từ "Parthenos" để chế nhạo những người tin bà Maria Đồng Trinh . Thay vì gọi tên bà Maria là Đức Mẹ Đồng Trinh (Virgin Mother) thì người Hy Lạp gọi Đức Mẹ là "Parthenos Mother" nghĩa là Đức Mẹ Bị Tên Lính Panthera Cưỡng Hiếp ,đồng thời cũng để chế diễu Matthew đã xuyên tạc chữ ALMAH trong thánh kinh. (A pagan philosopher named Celsus, writing near the end of the second century, claims that the illegitimate father was a Roman soldier named Panthera. In that name we perhaps hear a mocking allusion to the word "Parthenos", the Greek, for the young Hebrew ALMAH from Issaiah 7 : 14 - Who is Jesus p.21)
Luke viết Tân Ước sau Matthew cũng bắt chước dẫn chứng Kinh Thánh Cựu Ước. Matthew nói Chúa Jesus được sinh ra trong căn nhà của gia đình Joseph tại Nazareth. Nhưng vì thấy Kinh Cựu Ước của tiên tri Micah nói "Chúa Kitô sẽ sinh ra tại Bethlehem (Micah 5:2) nên Luke viết: "Chúa Jesus sinh ta tại Bethlehem trong một máng cỏ ở nơi hoang dã". Vậy phải bịa chuyện cho gia đình Joseph có lý do để đi từ Nazareth đến Bethlehem. Luke bịa chuyện như sau: "Vì có cuộc tổng kiểm tra dân số trong toàn đế quốc La Mã do lệnh của hoàng đế Augustus nên gia đình thánh Joseph phải trở về quê quán tại Bethlehem và Chúa Jesus đã được sinh ra tại đó cho đúng với lời tiên tri". Các học giả nghiên cứu lịch sử La Mã và Do Thái không hề thấy một cuộc kiểm tra dân số nào như vậy. Chỉ có cuộc kiểm tra dân số tại địa phương Do Thái vào năm thứ 6 sau Công Nguyên, lúc đó Jesus đã lên 10 tuổi. Cuộc kiểm tra này diễn ra tại chỗ, không một ai bị buộc phải trở về quê cũ!
Luke thấy Cựu Ước (Isaiah 1:3) có câu "Con bò, con lừa còn biết chủ của nó là ai, thế mà nhiều người dân Do Thái không biết". Luke vớ ngay lấy câu này và cho đó là lời tiên tri về việc Chúa hài đồng Jesus nằm trong hang đá lạnh lẽo được bò và lừa đến hà hơi sưởi ấm (Luke 2: 8) Theo Matthew thì lúc Chúa sinh ra có một ngôi sao lạ dẫn đường cho 3 vua phương Đông đến thờ kính Ngài. Thực ra chẳng có một ngôi sao lạ nào dành riêng cho sự sinh ra của Jesus.
Theo nghiên cứu của thiên văn học thì cứ tuần tự một chu kỳ 805 năm, ba hành tinh Kim, Hỏa, Thổ (Mars, Saturn, Jupiter) sẽ cùng nằm trên một đường thẳng với trái đất. Do đó, từ trái đất ta nhìn thấy 3 hành tinh này như hội tụ lại với nhau tạo thành một điểm sáng lớn đặc biệt. Nhà thiên văn học Johannes Kepler đã tính toán và xác định hiện tượng này xảy ra vào năm thứ 6 trước Công Nguyên, tức là thời gian Jesus ra đời. Như vậy năm 1994 là Jesus 2000 tuổi chẵn.
Lịch sử Ba Tư đã ghi nhận sự kiện "sao lạ" nói trên và mô tả dư luận quần chúng thời đó rất xôn xao vì nhiều người cho đó là dấu hiệu của ngày tận thế. Matthew chộp lấy chuyện này cho vào chuyện của Jesus, biến "sao lạ" thành người dẫn đường cho 3 vua đến nhà (house) của gia đình Joseph tại Nazareth chứ không phải là đến hang lừa tại Bethlehem
Dụng ý của Matthew và Luke muốn người đọc sách Tân Ước có cảm tưởng việc ra đời của Jesus là một biến cố giáng sinh của thần linh (divine birth). Trong thần thoại cổ La Mã và Hy Lạp không thiếu gì những chuyện "giáng sinh thần thánh" tương tự. Những chuyện phịa như vậy thực sự chẳng có gì đáng trách hay đáng phải đem ra bàn luận. Điều khiến chúng ta phải đem ra bàn vì người Kitô Giáo muốn chiếm độc quyền cái "giáng sinh thần thánh" ấy dành cho một mình Jesus. Tư tưởng độc quyền là nguyên nhân dẫn đạo Kitô đến những tội ác tày trời đối với nhân loại.
Giáo sư Crossan viết: "Không một tôn giáo nào có độc quyền thánh thiện, độc quyền thiêng liêng. Những tư tưởng độc quyền đó dẫn đến động lực phạm tội diệt chủng. Độc đoán một chiều chỉ có nghĩa là buộc mọi người khác phải chết". (No religion can claim monopoly on the holy, the sacred or the divine. Such monopolitic claim there lived embedded a genocidal impulse. One way alone can be absolutely right is for all others to be dead).
B) MỐI QUAN HỆ GIỮA JESUS VÀ GIOAN BAO-TI-XI-TA
Mối liên hệ giữa John (Gioan Bao-ti-xi-ta) và Jesus có tầm mức rất quan trọng. Trên thực tế, John là cậu họ của Jesus và hơn Jesus 6 tháng tuổi. John là người đã rửa tội cho Jesus để cải đạo từ phái Pharisee sang phái Essene, tương tự như cải đạo từ Công Giáo sang Tin Lành ngày nay. Jesus là đồ đệ của John tức ở vị thế thấp hơn. Do đo, các sách Tân Ước phải lật ngược lại để Jesus có vị thế cao hơn John. Chúng ta hãy so sánh:
Jesus
- Jesus được sinh ra bởi bà mẹ đồng trinh, trẻ tuổi.
- Tên Jesus do thiên thần Gabriel báo tin cho Joseph phải đặt theo lịnh của Đức Chúa Trời.
- Thầy cả lúc làm phép cắt bì cho đúa bé 8 ngày tuổi đã biết trước công nghiệp cứu thế đứa bé sau này. John the Baptist
- Bà Elizabeth (I-sa-ve) già nua tương tự như cụ bà Sarah, vợ của Abraham, sinh ra Isaac.
- Tên John do cha mẹ đặt cho.
- Sự xuất hiện trước của John chỉ là để dọn đường cho Chúa Cứu Thế (Gioan Tiền Hô)
Jesus rao giảng những điều đã học được từ John sau 3 năm đi theo ông này học đạo. Sau khi John bị vua Herod giết, Jesus tiếp tục sự nghiệp của thầy mình. Trước đó, Jesus chỉ là một kẻ hạ tiện thất học mà thôi. Các sách Tân Ước được viết bằng tiếng Hy Lạp đã dùng danh từ "tekton" để nói về nghề nghiệp của Jesus trước khi được John rửa tội. Tekton là thứ thợ làm đủ việc tay chân (day labor) và không có một nghề chuyên môn. Đó là nghề của loại dân hạ tiện (outcast). Theo sử sách Hy lạp và Do Thái thì vào thời Jesus, 97% dân Do Thái thất học và sinh sống bằng nghề "tekton" giống như Jesus vậy.
Các sách giáo lý Kitô nói Jesus đã lập ra các phép bí tích, nhưng sự kiện Jesus được John rửa tội là một bằng cớ hùng hồn chứng tỏ Jesus không phải là người lập ra phép bí tích này. Ngoài ra, giáo hội Kitô tỏ ra rất bối rối về lý do nào Jesus phải chịu phép rửa tội. Phải chăng Jesus cũng tự nhận mình là kẻ có tội như mọi người? Tại sao Jesus không trực tiếp xin Chúa cha tha tội? Nếu Jesus tự biết mình là Thiên Chúa, tại sao lại phải chịu phép rửa?
Sau khi kể chuyện John rửa tội cho Jesus trên sông Jordan, chỉ cách trụ sở của giáo phái Essens ở Qumran 5 km, Mark đã viết thêm: Ở trên trời lúc đó có con chim bồ câu trắng hiện ra và có tiếng nói của Thiên Chúa: "Đây là con ta yêu dấu, đẹp lòng ta mọi đàng". Sách Tân Ước của John viết "John là người làm chứng Jesus là con Thiên chúa!"
Sử gia vô tư đáng tin cậy là Josephus (37-100). Ông là con một gia đình quí tộc Do Thái, được gửi sang Rome du học nhiều năm và trở thành công dân La Mã. Bạn học với ông sau này nhiều người làm tướng hoặc quan chức cao cấp của La Mã. Cuối đời, ông trở về sống tại Jerusalem. Ông rất am tường tình hình chính trị và xã hội của cả hai phía La Mã và Do Thái. Về Gioan Bao-ti-xi-ta, ông ta viết: "Gioan là một tu sĩ giảng đạo rất hùng biện. Những bài giảng của Gioan thu hút đông đảo quần chúng khiến số tín đồ của ông càng ngày càng đông đến nỗi đã khiến cho vua Herod rất lo sợ. Nếu đám đông bị Gioan kích động sẽ trở thành một cuộc dấy loạn chống La Mã và chính quyền bù nhìn Herod. Hậu quả tai hại sẽ không thể lường được vì tới lúc đó muốn dẹp cũng không thể được nữa. Do đó Gioan đã bị Herod ra lệnh bắt và chém đầu".
John (Gioan) rao giảng "nước Chúa" sắp đến, mọi người phải ăn năn và chuẩn bị sẵn sàng. Mục đích tối hậu của John là lập ra một tập thể tín đồ đông đảo, tạo thành một mạng lưới rộng khắp Do Thái để thực hiện một cuộc nổi dậy thần thánh đánh đuổi La Mã và lật đổ chính quyền bù nhìn Do Thái, tái lập "nước Chúa" theo mô hình Israel dưới thời các minh quân như David, Salomon. Khi Jesus gia nhập giáo phái Essens của John, Jesus thấy mạng lưới tín đồ của John rất đông đảo và rộng khắp Do Thái. Jesus đã khen ngợi John là một vị lãnh đạo cao cả. Sách Tân Ước của Matthew (11:11) và Luke (7:28) đều viết: "Không một ai được sinh ra bởi đàn bà có thể lớn hơn John" (no one born of woman is greater than John).
Tất cả những điều Jesus rao giảng chẳng phải của chính Jesus mà là những điều Jesus học mót của thầy là Giaon Baotixita. Jesus cũng không phải là người lập ra đạo Kitô. Giáo phái Essens của John chính là tiền thân của đạo này, vậy các học giả Tây phương gọi giáo phái Essens là "Đạo Kitô trước Jesus".

0 nhận xét:

Đăng nhận xét