Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Điều gì xảy ra khi chúng ta trở nên quá thông minh?

Thế giới sẽ thay đổi ra sao nếu con người trở nên thông minh gấp đôi hiện nay? Câu hỏi này không dễ trả lời, vì vốn dĩ từ trước tới nay, chúng ta vẫn hay nói câu cửa miệng “khổ vì trí tuệ” như tên một vở kịch nổi tiếng của kịch tác gia người Nga Aleksandr Griboedov.
Mật mã của trí tuệ
Theo nhà thần kinh học Richard Haier, GS công huân của Đại học California ở Irvine, đưa ra trên tạp chí New Scientist, các nhà khoa học đã phát hiện được ra rằng, não của những người có chỉ số IQ cao thường có mức độ kết hợp các hành trình thần kinh, liên kết những khu vực xa xôi nhất trong cơ quan chủ đạo, cao hơn bình thường. Còn não của những người kém thông tin hơn thường tạo ra những hành trình ngắn và đơn giản hơn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa ai biết là tại sao não của một số người lại tạo nên được những thiết kế xa mà não của những người khác không thể nào làm được? GS Haier nói: “Cho tới khi chúng ta hiểu được các cơ chế của não nằm trong cơ sở của trí tuệ thì về mặt lý thuyết, có thể cải tạo các cơ chế đó để làm tăng chỉ số IQ”. Và khi ấy, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, quan niệm về việc có thể gia tăng trí tuệ sẽ có cơ hội trở thành hiện thực.
Theo báo Nga Komsomolskaya Pravda, hiện nay các nhà khoa học đang chú trọng hàng đầu tới việc nghiên cứu chế tạo một trí tuệ nhân tạo có thể kết hợp với trí tuệ con người thành một “cặp bài trùng” hiệu quả. Và nhờ thế, sẽ giúp gia tăng những năng lực trí lự của con người. Đi đầu trong lĩnh vực này hiện nay là hãng IBM và Viện Kỹ nghệ Liên bang ở thành phố phía tây Thụy Sĩ Lausanne. Cả hai cơ sở này đang cùng triển khai dự án Blue Brain.
Lãnh đạo Viện Kỹ nghệ Liên bang Thụy Sĩ kiêm Giám đốc Trung tâm Khoa học thần kinh và Công nghệ, GS Henry Markram (sinh năm 1962) tại một hội nghị khoa học gần đây ở Oxford đã tiết lộ rằng các nhà khoa học đã tái tạo được hoạt động của não chuột.
Theo GS, chỉ cần khoảng 10 năm nữa là chúng ta có thể tạo nên trí tuệ nhân tạo của con người: “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng đây là việc có thể làm được cả từ khía cạnh sinh học lẫn công nghệ. Điều bó buộc duy nhất chỉ là kinh phí. Đây là một dự án rất đắt giá và kết quả của nó không hẳn đã được bảo đảm trước một trăm phần trăm”. Não người có cấu tạo cực kỳ phức tạp nhưng GS Markram không thấy điều gì bất khả thi trong công việc này. Ngay cả các rôbốt hiện tại cũng đã có thể xử lý thông tin với tốc độ nhanh gấp hàng chục nghìn lần so với não người. Theo ý kiến của GS Markram, mô hình não tương lai sẽ được sử dụng cho các mục đích giáo dục và chẩn đoán. Và để giúp thực hiện những thí nghiệm mà hiện nay vẫn phải tiến hành với động vật.
Daniel Tammet. Kim Ung-yong.
Cũng cố gắng “thi đua” với dự án Blue Brain là dự án “Bessmertie” (Bất tử) của các nhà bác học Nga.
Theo lời GS, TS Toán Lý Vitalia Dunin - Barkovsky, Trưởng khoa Thông tin thần kinh, thuộc Trung tâm Quang học - Thần kinh, thuộc Viện các công trình Nghiên cứu Khoa học Hệ thống Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói với phóng viên báo Komsomolskaya Pravda, chỉ cần 5 năm nữa sẽ có sơ đồ chi tiết thiết kế mô hình não người: “Tôi và nhiều đồng nghiệp của tôi được khích lệ, để hiểu bộ não, không cần phải sáng chế ra cái gì quá siêu phàm. ý thức của chúng ta, cảm nhận thế giới của chúng ta nói cho cùng cũng chỉ là những chu trình tính toán như computer”.
Thế nhưng, điều gì sẽ xảy đến với thế giới nếu như chúng ta trở nên thông minh gấp đôi hiện nay? Nếu như thay vì chỉ số IQ trung bình là 100 như hiện nay, một người bình thường sẽ có chỉ số IQ là 200 trong tương lai?
Theo tính toán của Earl Hunt, Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế về nghiên cứu trí tuệ, chỉ có một người trong số 7 tỉ người có thể có chỉ số IQ là 200. Và hiện nay đang có một người như thế. Chỉ số IQ của Kim Ung-yong (sinh ngày 7/3/1963) ở Hàn Quốc. Chỉ số IQ của Kim Ung-yong thậm chí còn ở mức 210. Dị nhân này ngay từ năm 4 tuổi đã biết bốn thứ tiếng. Cũng ở lứa tuổi đó, ngày 2/11/1967, Kim Ung-yong trong chương trình của kênh truyền hình Nhật Bản Fuji TV đã giải ngon lành các bài toán phân tích cực kỳ phức tạp.
Năm 8 tuổi, Kim Ung-yong đã được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mời sang học ở Trường Đại học Tổng hợp bang Colorado. Năm 1978, Kim Ung-yong trở về Hàn Quốc và vào làm tại Đại học Quốc gia Chungbuk. Anh là tác giả của hơn 90 bài báo…
Kim Ung-yong chỉ là một trường hợp cá biệt. Nếu việc này trở thành phổ cập thì thế giới sẽ ra sao?
Cơ hội và thách thức
Cũng theo định nghĩa của nhà thần kinh học Richard Haier trên tạp chí New Scientist, “mức độ trí tuệ cao hơn là khả năng học và nhớ nhiều hơn”. Có khả năng như thế, mọi người có thể đọc được hết mọi cuốn sách và thông thạo tất cả các ngôn ngữ. Và có thể làm chủ được dăm bảy nghề khác nhau…
Thế nhưng, nếu tình trạng gia tăng trí lự như thế trở nên phổ cập thì chưa chắc đã tốt cho xã hội loài người. Thực tế cho thấy, trong đội ngũ các thiên tài có không ít ác nhân và những kẻ rồ dại. Chính vì thế nên không ai dám khẳng định rằng, một xã hội toàn những người thông tin xuất chúng lại là một xã hội tốt đẹp hơn hiện nay.
Trong một xã hội như thế, rất có thể sẽ gia tăng tỉ lệ các vụ phạm tội trong đội ngũ “nhân sự cổ cồn”. Các trò lừa đảo tài chính và dược phẩm sẽ trở nên tinh vi hơn. Và hiển nhiên cuộc đấu tranh chống tội phạm cũng phải trở nên siêu việt hơn hiện nay.
Trong hoàn cảnh đó, những Leonardo da Vinci và Newton thời hiện đại sẽ giúp nhân loại sáng chế ra những kỹ nghệ tân kỳ nhất để xử lý các thách thức. Thí dụ như có thể tìm được phương thức có hiệu quả để biến nước mặn thành nước ngọt hoặc nghĩ ra cách tiếp cận người năng lượng thay thế vô tận nào đó.
Thế nhưng, theo GS Earl Hunter, có cơ sở để cho rằng, đại đa số nhân loại, khi trở nên thông minh hơn, sẽ dần dà đánh mất niềm tin vào tôn giáo: “Tồn tại xu thế giữa những người có chỉ số IQ cao hơn hiện nay sẽ thoải mái hơn trong quan hệ xã hội và họ ít ủng hộ các định kiến tôn giáo mạnh. Có ý nghĩa trong việc này. Chúng ta có thể hiểu được gì đó dựa trên các suy diễn và kết luận, nhưng cũng chỉ đơn giản dựa trên niềm tin. Chính vì thế nên nếu như tất cả chúng ta đều có thể suy diễn một cách mạch lạc và đưa ra những kết luận chắc nịch thì hiển nhiên đại đa số sẽ chọn lựa một cách giải thích hợp lý về nguồn gốc của thế giới”. Tất nhiên, cũng vẫn còn một số người tiếp tục duy trì các quan niệm tôn giáo của mình vì lịch sử đã biết không ít những trường hợp, khi mà các trí tuệ siêu việt vẫn kết hợp hài hòa với lòng sùng tín tôn giáo cao.
Còn theo GS Nga Sergei Saveliev, Trưởng khoa Phôi, thuộc Viện Nghiên cứu khoa học cấu trúc cơ thể người, Viện Hàn lâm Y học LB Nga, nếu không tìm cách gia tăng khả năng trí tuệ của con người thì nhân loại sẽ bị thoái hóa. Và dần dà xã hội sẽ ngày một đông những người thể chất khỏe mạnh, sống theo nếp cực kỳ lành mạnh nhưng lại với một bộ não rất bé. Vì trong tình huống như thế não sẽ càng ngày càng giảm dung tích. Đó chính là điều đã diễn ra trong hơn 120 nghìn năm gần đây. Homo Sapiens (con người có tư duy) càng ở trình độ xã hội hóa cao thì càng ít cần tới não…
Siêu nhân máy tính Daniel Tammet
Thông thường thì có tài nên có tật. Trong trường hợp của chàng trai mắc bệnh tự kỷ người Anh Daniel Tammet thì ta có thể nói, có tật nên có tài. Daniel phát âm rất khó khăn. Anh không thể phân biệt được đâu là bên phải, đâu là bên trái, không biết cắm phích vào ổ điện nhưng lại có thể tính nhẩm cực kỳ nhanh các con toán phức tạp. Daniel kể: “Tôi hình dung các con số dưới dạng các hình ảnh. Chúng có màu sắc, cơ cấu, hình dạng. Các chuỗi con số trong ý thức của tôi hiện lên như những phong cảnh, như những bức tranh. Trong đầu tôi dường như xuất hiện cả cõi thiên hà với không gian bốn chiều của nó”.
Daniel thuộc lòng 22.514 con số đứng sau dấu phẩy ở số pi và nói được bằng 11 thứ tiếng: Anh, Pháp, Phần Lan, Đức, Estonia, Tây Ban Nha, Romania, Iceland (anh học được ngôn ngữ này trong vòng 7 ngày), Litva (anh rất thích thứ tiếng này), thổ ngữ Wales và quốc tế ngữ Esperanto.
Daniel có khả năng tiếp nhận ngoại ngữ một cách rất mau lẹ. Anh từng chứng minh khả năng này khi lên một chương trình truyền hình tuyên bố rằng anh có thể học được tiếng Iceland trong vòng một tuần. Và đúng bảy ngày sau anh lại xuất hiện trong chương trình truyền hình đó và nói bằng tiếng Iceland rất thông thạo.
Giáo viên dạy anh tiếng Iceland chỉ còn biết nhận xét rằng, Daniel “không phải là người!”.
 TRẦN THANH TỊNH (CAND)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét