Phạm Nguyên trường dịch
Ở Trung Đông đang diễn ra những sự kiện sẽ đi vào lịch sử thế
giới. Cùng với thời gian người ta sẽ thấy rằng những chuyện
đang diễn ra trong thế giới Arab có thể so sánh với những cuộc
cách mạng vĩ đại trong thế kỉ XVIII. Không có cuộc cách mạng
hướng đến tự do, bình đẳng và bác ái nào mà không có nạn
nhân, phá hoại và thiệt hại về kinh tế và đạo đức. .
Nhưng điều đáng quan tâm là những sự kiện cách mạng khởi đầu
ở Tunisia và lan sang Ai Cập đã không làm các nhà đầu tư phương
Tây sợ hãi như là những sự kiện đang diễn ra ở Libya trong một
tuần gần đây. Chỉ trong hai ngày giá dầu đã tăng thêm 12%. Thị
trường chứng khoán phản ứng bằng sự giảm điểm, dollar mạnh
lên. Chuyện đó chỉ xảy ra trong giai đoạn bất ổn về kinh tế và
chính trị mà thôi.
Các sự kiện ở Libya
khác hẳn về mức độ bạo lực và có thể dẫn tới nội chiến.
Đấy là điểm khác biệt với những sự kiện ở Ai Cập, nơi cho
đến nay vẫn tránh được những vụ đụng độ giữa quân đội và dân
chúng. Mặt khác, Libya
cách li với phần còn lại trên thế giới trong một thời gian
dài, cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị. Quá trình hội
nhập của Libya chỉ mới mới được tái tục trong mấy năm vừa qua.
Nếu
chỉ nhìn vào những con số thì nền kinh tế Libya không có giá
trị gì đặc biệt. Thí dụ, sản xuất dầu mỏ của Libya chỉ bằng
8% sản lượng của Mĩ và 1,7% sản lượng toàn cầu mà thôi. Các
nước còn lại trong khối OPEC có thể bù đắp được sự thiếu hụt
là 1,6 triệu thùng một ngày (số liệu vào tháng 1 năm 20111),
những nước này đang khai thác nhiều hơn nhu cầu. Nhưng chỉ có
Saudi Arabia là có thể sản xuất thêm 3 triệu thùng một ngày,
nếu có nhu cầu.
Lí
do chính làm cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán lo
lắng là họ sợ rằng các sự kiện trong những nước ở Trung Đông
có vị trí quan trọng hơn đối với nền kinh tế thế giới cũng
sẽ phát triển theo kịch bản của Libya. Thí dụ như những cuộc
bạo loạn ở Bahrain có ý nghĩa quan trọng hơn đối với thị
trường năng lượng thế giới. Trước hết là vì nước này nằm ngay
bên cạnh Saudi Arabia, nước cung cấp dầu mỏ lớn nhất trong khối
APEC. Nhiều người sợ rằng sự mất ổn định của các chế độ ở
Bắc Phi và Trung Đông sẽ làm cho giá dầu mỏ gia tăng đột biến.
Những lời tuyên bố mang tính bạo lực của nhà độ tài Muamar
Kaddfi và việc giết hại hàng trăm người biểu tình là nguyên
nhân làm cho các nhà đầu tư quốc tế lo lắng.
Trong
thập niên qua, khi giá dầu gia tăng đột biến, nhiều người sợ
rằng điều đó sẽ làm cho nền kinh tế thế giới phát triển chậm
lại. Nhưng trong những năm đó nhiều nước lại lại có tốc độ
phát triển kinh tế khá tốt. Trong hoàn cảnh hiện nay nếu giá
dầu đột ngột gia tăng thì đây sẽ là điều tồi tệ nhất đối với
nền kinh tế phương Tây vì nó vẫn chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng
vừa qua, đang bị khốn đốn về những rắc rối trong lĩnh vực
tài chính và nạn thất nghiệp. Đây có thể trở thành một vòng
xoáy nữa của cuộc khủng hoảnh toàn cấu. Chính nó đã gây ra
tâm lí hoảng loạn cho các nhà đầu tư.
Posted in: Phạm Nguyên Trường
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét